Hotline

0903 25 55 25

TƯ VẤN VÀ ĐÀO TẠO DOANH NGHIỆP

Apexcorp đã liên tục xây dựng, phát triển để trở thành một thương hiệu tư vấn và đào tạo chuyên nghiệp từ năm 2014. Khách hàng mục tiêu của Apexcorp là các doanh nghiệp vừa & nhỏ ngành hàng tiêu dùng thiết yếu đang gặp khó khăn về kinh doanh và quản trị.

TƯ VẤN VÀ ĐÀO TẠO DOANH NGHIỆP

Khách hàng mục tiêu của Apexcorp là các doanh nghiệp vừa & nhỏ ngành hàng tiêu dùng thiết yếu, đang gặp khó khăn về kinh doanh và quản trị.
Trang chủChiến lượcLàm thế nào để xây dựng tầm nhìn và sứ mệnh của công ty?

Làm thế nào để xây dựng tầm nhìn và sứ mệnh của công ty?

Nếu bạn không biết mình đang đi đâu, thì làm thế nào bạn đến đó?

Mọi nhà lãnh đạo vĩ đại đều bắt đầu bằng việc xác định đích đến và giá trị cốt lõi cho đội nhóm của mình. Văn hóa của một tổ chức được định hình bằng cách suy nghĩ về Sứ mệnh, Tầm nhìn và các giá trị của tổ chức. Mỗi nhà lãnh đạo phải dành thời gian để làm điều này!

Tầm nhìn là Định hướng chiến lược của chủ doanh nghiệp hoặc lãnh đạo cấp cao. Nó được coi là mục tiêu cuối cùng. Nó nắm bắt được bản chất của thành công, ổn định theo thời gian. Và là động lực sâu sắc cho tổ chức ở tất cả các cấp.

Sứ mệnh là một mô tả thực tế, đáng tin cậy và hấp dẫn về tổ chức của bạn ở cấp độ lý tưởng. Nó là một tuyên bố được xây dựng cẩn thận về những định hướng xác định lý do tại sao doanh nghiệp tồn tại. Cách doanh nghiệp sẽ duy trì và tăng lợi thế cạnh tranh. Cũng như cách doanh nghiệp đối xử với các doanh nghiệp khác và những người mà doanh nghiệp tiếp xúc.

Xem thêm Tư vấn chiến lược kinh doanh

Tại sao cần có Tầm nhìn?

  • Doanh nghiệp không đi xa được hơn tầm nhìn của Chủ doanh nghiệp
  • Nếu bạn không có tầm nhìn, bạn sẽ phải đi mua tầm nhìn của người khác
  • Và ngược lại, bạn hoàn toàn có thể bán tầm nhìn!
  • Bán cho ai?
  • Bán cho chính bạn, để bạn có động lực phát triển doanh nghiệp mỗi ngày. Và một bí mật của luật hấp dẫn đó là bạn sẽ thu hút những điều bạn khao khát!
  • Bán cho khách hàng, để họ trở thành fan hâm mộ cuồng nhiệt của bạn!
  • Bán cho đội ngũ, thu hút và giữ chân người tài và cùng giá trị, đưa doanh nghiệp bạn đến tầm nhìn!
  • Bán cho cổ đông, thu hút nhà đầu tư đến với mình!
  • Với vai trò là Chủ doanh nghiệp, bạn sẽ thu hút rất nhiều điều tuyệt vời đến với mình nếu như bạn có tầm nhìn tuyệt vời.

Tầm nhìn là gì?

Định nghĩa tầm nhìn rất đơn giản, đó là mô tả vị thế mà doanh nghiệp của bạn mong muốn đạt được trong tương lai. Nó là một nguồn cảm hứng và động lực.

Hiểu một cách ngắn gọn nhất, tầm nhìn là câu trả lời cho câu hỏi. “Doanh nghiệp bạn muốn đi đâu? Doanh nghiệp bạn nhắm đến mục tiêu nào? Bạn muốn doanh nghiệp của bạn ở đâu trong 5, 10, 15, 50 năm nữa?…”.

Vai trò quan trọng của tuyên bố tầm nhìn chính là động lực phát triển của doanh nghiệp. Bởi vậy, muốn tạo ra một tuyên bố tầm nhìn truyền cảm hứng, doanh nghiệp cần chú ý 3 yếu tố:

  • Mục đích (tức là lý do tồn tại của doanh nghiệp): Một mục đích đúng là mục đích hướng về khách hàng. Những người sẽ sử dụng chính sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Định hướng về tương lai: Là bức tranh kết quả về đích đến mà doanh nghiệp sẽ đạt được.
  • Giá trị của doanh nghiệp: giá trị nào cần thiết để hỗ trợ giúp doanh nghiệp đến đích. Ví dụ: tin cậy, chính xác, chất lượng, chính trực, xuất sắc, hợp tác, hiệu quả…

Sứ mệnh là gì?

Nếu Tầm nhìn tập trung cho tương lai thì Sứ mệnh chính là tuyên bố cho hiện tại. Hiểu một cách đơn giản. Sứ mệnh là câu trả lời cho các câu hỏi. “Doanh nghiệp bạn đang làm gì? Doanh nghiệp bạn phục vụ những ai? Doanh nghiệp bạn làm điều đó bằng cách nào và tại sao cần làm điều đó?”. Tuyên bố Sứ mệnh của một doanh nghiệp phản ánh tất cả các khía cạnh của doanh nghiệp đó. Bao gồm từ nhân viên, khách hàng, đối tác, sản phẩm/dịch vụ đến chất lượng…

Nếu người làm chủ doanh nghiệp hiểu và xác định rõ hai tuyên bố Tầm nhìn và Sứ mệnh. Thì sẽ xác định đúng đường đi toàn diện cho chiến lược phát triển ở cả hiện tại và tương lai của doanh nghiệp.

Các câu hỏi tự vấn để xác định Sứ mệnh của công ty bạn đủ mạnh hay chưa:

  • Sứ mệnh có định hướng tương lai không?
  • Sứ mệnh có khả năng dẫn đến một tương lai tốt đẹp hơn cho tổ chức không?
  • Sứ mệnh có phù hợp với các giá trị của tổ chức không?
  • Sứ mệnh có đặt ra tiêu chuẩn xuất sắc không?
  • Sứ mệnh có làm rõ mục đích và hướng đi không?
  • Sứ mệnh có khơi dậy sự nhiệt tình và khuyến khích sự cam kết không?
  • Sứ mệnh có đặt công ty khác biệt với đối thủ không?
  • Sứ mệnh có đủ tham vọng không?
  • Bạn có hào hứng với Sứ mệnh không?

Sự khác nhau giữa Tầm nhìn và Sứ mệnh

Xem thêm Dr Biz đánh giá sức khoẻ doanh nghiệp

 

Tầm nhìn Sứ mệnh
Định nghĩa Một tuyên bố Tầm nhìn nêu rõ bạn muốn tới đâu. Truyền đạt cả mục đích và giá trị của doanh nghiệp của bạn. Tầm nhìn là vị trí của đỉnh núi Tuyên bố Sứ mệnh nói về cách bạn sẽ đến được nơi bạn muốn. Xác định mục đích và các mục tiêu chính liên quan đến nhu cầu của khách hàng và giá trị nhóm của bạn. Sứ mệnh là con đường dẫn tới đỉnh núi
Thời gian Tầm nhìn tập trung về tương lai Sứ mệnh tập trung về hiện tại
Trả lời câu hỏi Chúng ta hướng tới đâu? Chúng ta phải làm gì? Điều gì khiến chúng ta khác biệt? 
Chức năng Nó chỉ ra vị thế của bạn ở đâu trong tương lai. Lý do bạn làm công việc này. Nó truyền cảm hứng cho bạn để cống hiến hết mình. Chức năng hướng nội, xác định biện pháp thành công của doanh nghiệp. Đối tượng chính của sứ mệnh của tổ chức là ban lãnh đạo, cổ đông, nhân sự
Xây dựng tuyên bố Trả lời cho các câu hỏi: Nơi chúng ta muốn đến? Khi nào chúng ta muốn đạt được? và Chúng ta muốn thực hiện nó như thế nào? Trả lời cho các câu hỏi: Chúng ta là ai? Chúng ta đang làm gì? Chúng ta làm điều đó cho ai? Lợi ích là gì? Nói cách khác, Tại sao chúng ta làm những gì chúng ta làm? Cái gì, Vì ai và Tại sao?
Yếu tố làm nên tuyên bố hiệu quả Rõ ràng, diễn tả một tương lai tươi sáng; cảm xúc mạnh mẽ, đáng nhớ và hấp dẫn; khát vọng thực tế, có thể đạt được Mục đích và giá trị của tổ chức: Ai là khách hàng chính của tổ chức? Các trách nhiệm của tổ chức đối với khách hàng là gì?

Giữa Tầm nhìn và Sứ mệnh nên làm cái nào trước?

Tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp, việc lựa chọn thực hiện tuyên bố nào trước sẽ có sự khác nhau. Theo đó:

  • Với các doanh nghiệp mới thành lập: Hãy xây dựng tầm nhìn trước để dẫn dắt sứ mệnh. Và giúp doanh nghiệp đi đúng con đường đã hoạch định.
  • Với những doanh nghiệp đã thành lập: Sứ mệnh đã có sẵn nên tầm nhìn sẽ được dẫn dắt bởi sứ mệnh. Từ đó thực hiện chiến lược kinh doanh cho tương lai.

Các bước xây dựng Tầm nhìn và Sứ mệnh

Bạn hãy dành ra một khoảng thời gian tĩnh lặng. Và trả lời các câu hỏi dưới đây để dần từng bước xây dựng Tầm nhìn và Sứ mệnh cho doanh nghiệp của mình

Bước 1

Sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn mang đến điều gì cho khách hàng của bạn? (Nó đáp ứng nhu cầu của họ như thế nào, giải quyết nỗi đau nào của họ hoặc giúp đưa họ đến mục tiêu nào?)

Bước 2

Bạn cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ của mình cho ai? Hãy cụ thể. (Ví dụ: Địa lý, Tuổi, Giới tính, Mức thu nhập, v.v.)

Bước 3

Động lực thúc đẩy doanh nghiệp của bạn là gì và làm thế nào nó định vị trên thị trường? Ưu tiên những điều sau:

  • Phương pháp marketing
  • Thị trường phục vụ (đáp ứng nhu cầu nhất định)
  • Ưu thế về công nghệ
  • Chi phí thấp
  • Năng lực hoạt động (ví dụ: giao hàng nhanh)
  • Phương thức phân phối (Internet? Trực tiếp? v.v.)
  • Lợi nhuận

Sau khi hoàn tất, hãy đánh dấu vào ba mục QUAN TRỌNG NHẤT theo mức độ ưu tiên của bạn.

Bước 4

Làm thế nào để bạn phân biệt mình với các đối thủ cạnh tranh trong việc cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn? (Ví dụ: Định hướng công nghệ; Tiếp thị (“nhà cung cấp chi phí thấp”, “giải pháp sáng tạo”, v.v.); Sản xuất / Phân phối (mối quan hệ đối tác, dễ dàng giao hàng, lưu kho)

Bước 5

Mô tả các loại mối quan hệ mà bạn muốn có với:

  • Khách hàng của bạn
  • Các nhà cung cấp của bạn
  • Các cổ đông của bạn
  • Đối thủ cạnh tranh của bạn
  • Cộng đồng của bạn
  • Nhân viên của bạn

Bước 6

Nếu một tổ chức uy tín vinh danh công ty của bạn là “Công ty của năm”. Trong bài giới thiệu, bạn muốn họ viết điều gì nổi bật về bạn?

Bước 7

Các dịch vụ của bạn đang đáp ứng nhu cầu quan trọng nào trong:

  • Cộng đồng
  • Thị trường
  • Vùng
  • Thế giới

Bước 8

Bạn mong muốn thay đổi lịch sử của (đánh dấu vào tất cả những gì sẽ đưa vào sứ mệnh của bạn)

  • Cộng đồng
  • Thị trường
  • Vùng miền
  • Thế giới
  • Khác

Bước 9

Bây giờ hãy viết ra tuyên bố Sứ mệnh của bạn, bao gồm các hoạt động, trạng thái hiện tại và những thành tích mong muốn.

Bước 10

Bây giờ hãy viết ra tuyên bố Tầm nhìn của bạn (đây là mục tiêu 10 năm của bạn và kết hợp những điều hấp dẫn nhất của các mục đã thảo luận trên đây)

Ví dụ về Tầm nhìn

Tầm nhìn được lượng hóa

  • Wal-Mart (1990) – Trở thành công ty trị giá 125 tỷ đô la vào năm 2000.
  • Ford Motor Company (đầu những năm 1900) – Phổ biến hóa ô tô.
  • Sony (đầu những năm 1950) – Trở thành công ty được biết đến nhiều nhất vì đã thay đổi hình ảnh kém chất lượng trên toàn thế giới về các sản phẩm Nhật Bản.
  • Citibank, tiền thân của Citicorp (1915) – Trở thành tổ chức tài chính thế giới có tầm ảnh hưởng lớn nhất, phục vụ tốt nhất từng có.
  • Boeing (1950) – Trở thành hãng thống trị trong lĩnh vực máy bay thương mại và đưa thế giới vào kỷ nguyên máy bay phản lực.

Tầm nhìn có hình ảnh so sánh chiến đấu với gã khổng lồ

  • Philip Morris (những năm 1950) – Đánh bật R / R trở thành công ty thuốc lá số một trên thế giới.
  • Nike (những năm 1960) – Đè bẹp Adidas.
  • Honda (những năm 1970) – Chúng tôi sẽ tiêu diệt Yamaha.

Thể hiện mô hình vai trò phù hợp với các tổ chức mới phát triển

  • Giro Sport Design (1986) – Trở thành Nike của ngành công nghiệp xe đạp.
  • Watkins-Johnson (1996) – Trở nên được tôn trọng trong 20 năm như Hewlett-Packard ngày nay.
  • Đại học Stanford (những năm 1940) – Trở thành Harvard của Phương Tây.

Chuyển hướng quốc tế của các tổ chức lớn

  • Công ty General Electric (những năm 1980) – Trở thành số một hoặc số hai trong mọi thị trường mà chúng tôi phục vụ và cách mạng hóa công ty này để có được thế mạnh của một công ty lớn kết hợp với sự tinh gọn và nhanh nhẹn của một công ty nhỏ.
  • Rockwell (1995) – Chuyển đổi công ty này từ một nhà thầu quốc phòng thành công ty đa dạng hóa công nghệ cao nhất trên thế giới.
  • Bộ phận hỗ trợ linh kiện của một công ty sản phẩm máy tính (1989). Chuyển đổi bộ phận này từ một nhà cung cấp sản phẩm nội bộ kém uy tín thành một trong những bộ phận được kính trọng, thú vị và được săn đón nhiều nhất trong công ty.

Ví dụ về Sứ mệnh

Xem thêm Tư vấn chiến lược nhân sự

  • 3M – Để giải quyết các vấn đề chưa được giải quyết một cách sáng tạo
  • Cagill – Để nâng cao mức sống trên toàn thế giới
  • Fannie Mae – Tăng cường cấu trúc xã hội bằng cách liên tục dân chủ hóa quyền sở hữu nhà
  • Hewlett Packard – Đóng góp kỹ thuật cho sự tiến bộ và phúc lợi của nhân loại
  • Lost Arrow Corporation – Trở thành một hình mẫu và một công cụ để thay đổi xã hội
  • May Kay Cosmetics – Để trao cơ hội không giới hạn cho phụ nữ
  • Merk – Để bảo tồn và cải thiện cuộc sống con người
  • Nike – Để trải nghiệm cảm giác chiến thắng trong cạnh tranh và đè bẹp đối thủ
  • Sony – Để trải nghiệm niềm vui của sự tiến bộ và ứng dụng công nghệ vì lợi ích của công chúng
  • Công ty Cổ phần Telecare – Để giúp những người bị suy giảm trí tuệ và phát huy hết tiềm năng của họ
  • Wal-Mart – Để những người bình thường có cơ hội mua những thứ tương tự như những người giàu có
  • Disney – Để làm cho mọi người hạnh phúc
  • Apexcorp – Giúp khách hàng thành công hơn

Tổng kết

Thạc sỹ Nguyễn Phong Phú đã chia sẽ phương pháp khoa học để giúp bạn có thể xây dựng tầm nhìn và sứ mệnh cho doanh nghiệp của mình. Nếu quý doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo xây dựng chiến lược và triển khai kinh doanh, hãy liên hệ ngay với Apexcorp nhé.

Xem thêm: Tư vấn và Đào tạo doanh nghiệp

APEXCORP – CHUYÊN GIA TƯ VẤN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH & QUẢN TRỊ

Trụ sở: 88A Nguyễn Trọng Tuyển, P.8, Quận Phú Nhuận, TP.HCM

Văn phòng tư vấn: Business Center, Masteri Thảo Điền, P. Thảo Điền, Tp. Thủ Đức, HCM

Hotline: 0903 25 55 25

Email: info@apex.edu.vn

Website: apex.edu.vn

Fanpage: Bác sỹ doanh nghiệp Dr Biz

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

GỬI BÌNH LUẬN CỦA BẠN