Hotline

0903 25 55 25

TƯ VẤN VÀ ĐÀO TẠO DOANH NGHIỆP

Apexcorp đã liên tục xây dựng, phát triển để trở thành một thương hiệu tư vấn và đào tạo chuyên nghiệp từ năm 2014. Khách hàng mục tiêu của Apexcorp là các doanh nghiệp vừa & nhỏ ngành hàng tiêu dùng thiết yếu đang gặp khó khăn về kinh doanh và quản trị.

TƯ VẤN VÀ ĐÀO TẠO DOANH NGHIỆP

Khách hàng mục tiêu của Apexcorp là các doanh nghiệp vừa & nhỏ ngành hàng tiêu dùng thiết yếu, đang gặp khó khăn về kinh doanh và quản trị.

Xác định chiến lược và các biện pháp cạnh tranh bằng công cụ Ma trận Space

Ma trận Space được biến đến với vai trò phân tích môi trường kinh doanh và tính cạnh tranh của doanh nghiệp. Trên cơ sở bổ sung và hỗ trợ cho các mô hình khác. Space là ma trận hữu dụng mà bạn không nên bỏ qua. Thông qua việc phân tích, các nhà chiến lược có thể nắm bắt các yếu tố liên quan. Ví dụ như sự ổn định, vị thế ngành và đối thủ cạnh tranh. Ma trận Space còn là công cụ hỗ trợ quản trị chiến lực cực kỳ hiệu quả. Vậy làm sao để sử dụng được công cụ Ma trận Space hiệu quả? Hãy cùng Chuyên gia Apexcorp tìm hiểu ngay sau đây.

Ma trận Space là gì?

Ma trận Space là viết tắt của cụm từ Strategic Position and Action Evaluation. Đây là mô hình phân tích dựa trên vị thế chiến lược sẵn có. Và đánh giá hoạt động của doanh nghiệp. Ma trận Space cũng được biết đến với tên gọi khác là ma trận quyết định. Hoặc ma trận đánh giá chiến lược và hoạt động.

Đào tạo Mini MBA thực chiến dành cho chủ doanh nghiệp SME

Ma trận Space khắc phục một số hạn chế của các mô hình trước đó như BCG và McKinsey.

Ma trận Space giúp doanh nghiệp xác định được các chiến lược tấn công, phòng thủ và các biện pháp cạnh tranh.

Cách thiết lập Ma trận Space

Để xây dựng được một ma trận Space tối ưu nhất. Các nhà hoạch định phải thực hiện các bước sau đây.

Bước 1: Chọn tập hợp các yếu tố

Cần chọn ra một nhóm biến số thể hiện đầy đủ các khía cạnh của doanh nghiệp. Bao gồm FS là sức mạnh tài chính. CA là lợi thế cạnh tranh. ES là sự ổn định môi trường và  IS là sức mạnh của ngành.

Sau đó cần sắp xếp các yếu tố này theo thứ tự từ cao đến thấp. Nó dựa theo mức độ quan trọng của chúng đối với doanh nghiệp. Dưới đây là công thức tham khảo giúp tính toán tỷ trọng ảnh hưởng cho các biến số:

% (mức độ quan trọng) = [2(n + 1 – i)] / [n(n + 1)].

Trong đó, n là tổng số các yếu tố và i là thứ tự xếp hạng.

Bước 2: Gán các giá trị

Ấn định các giá trị để thể hiện tính tốt, xấu cho các biến trên. Đối với khía cạnh IS và ES, giá trị sẽ được gán từ 1 đến 6. Đối với khía cạnh CA và ES, giá trị sẽ được gán từ -1 xuống -6.

Bước 3: Phương trình tính điểm trung bình

Tính các giá trị trung bình cho cả 4 biến số FS, ES, CA và IS. Sau đó tiến hành đánh dấu những giá trị này lên các trục tương ứng của ma trận.

Bước 4: Tính tổng điểm

Tính tổng điểm số các yếu tố trên trục X và đánh dấu điểm trên trục, làm tương tự với trục Y. Khi đã có kết quả, hãy đánh dấu xác định điểm giao của 2 yếu tố này.

Bước 5: Vẽ vector

Hãy vẽ các vector hướng từ gốc tọa độ đến điểm giao. Hướng và tính chất của các vector sẽ giúp doanh nghiệp có cơ sở xác định được các chiến lược. Là nên tấn công, thận trọng, cạnh tranh hay phòng thủ.

Ý nghĩa các trục của Ma trận Space

Về mặt cấu trúc, ma trận không gian đại diện 4 yếu tố có tác động trực tiếp đến các chiến lược tập trung của doanh nghiệp. Các yếu tố được thể hiện trên trục SPACE chính là:

  • FS (Financials Strengths)-Sức mạnh tài chính: Những yếu tố cấu thành sức mạnh tài chính ở một doanh nghiệp bao gồm: Dòng tiền, khả năng thanh toán, ROA, ROI, ROE,…
  • CA (Competitive Advantage)-Lợi thế cạnh tranh: Các tiêu chí làm nên lợi thế cạnh tranh của công ty có thể bao gồm thị phần, công nghệ kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, lòng trung thành của khách hàng.
  • ES (Environment Stability)-Ổn định môi trường: Sự ổn định của môi trường được thể hiện qua các yếu tố như rào cản gia nhập, tỷ lệ lạm phát, các rào cản rút lui, thay đổi của công nghệ kỹ thuật và độ co giãn của cầu theo mức giá.
  • IS (Internal Strengths)-Sức mạnh công nghiệp: Các tiêu chí bao gồm khả năng sử dụng tài nguyên, quy mô vốn, sự ổn định tài chính và tiềm năng tăng trưởng sẽ tác động nhiều đến sức mạnh công nghiệp.

Hai nhân tố IS và CA sẽ được thể hiện trên trục X của ma trận, trong đó:

  • Giá trị IS có thể dao động từ +1 đến +6.
  • Giá trị CA có thể dao động từ -1 đến -6.

Hai nhân tố ES và FS sẽ được thể hiện trên trục Y của ma trận, trong đó:

  • Giá trị ES có thể dao động từ -1 đến -6.
  • Giá trị FS có thể dao động từ +1 đến +6.

Ưu điểm và khuyết điểm của Ma trận Space

Tuy được hình thành trên cơ sở khắc phục những thiếu sót vốn có của các mô hình khác. Song, ma trận không gian vẫn tồn tại một số yếu điểm riêng. Doanh nghiệp cần nắm rõ thế mạnh cũng như hạn chế của ma trận này để phân tích hiệu quả.

Ưu điểm

  • Điều hướng dựa trên các yếu tố bên trong và bên ngoài tác động trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc xác định chiến lược phù hợp.
  • Được sử dụng để thay đổi chiến lược, giúp rút khỏi thị trường một cách an toàn.
  • Hỗ trợ đánh giá các hoạt động của tổ chức.
  • Quản lý chiến lược hiệu quả, trong đó các yếu tố về chiến lược sẽ được trình bày một cách chi tiết, rõ ràng. Đặc biệt là các vấn đề liên quan đến vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

Khuyết điểm

  • Không hỗ trợ triệt để trong việc đánh giá các yếu tố bên trong và bên ngoài. Do đó khi sử dụng ma trận không gian, các nhà hoạch định chiến lược thường kết hợp cùng các ma trận khác để tạo nên hiệu quả tối ưu như IFE, BCG, SWOT, EFE,…
  • Các yếu tố về trọng số được đánh giá thông qua nhận định chủ quan. Vì vậy tính chính xác và toàn diện cũng khó được đảm bảo. Điều này có thể dẫn đến sai lệch trong việc thực hiện chiến lược của doanh nghiệp.
  • Ma trận chỉ có thể áp dụng trong môi trường kinh doanh kiểm toán và các chi tiết thống kê được đảm bảo chặt chẽ. Nói một cách khác, để có được kết quả chính xác từ Space, doanh nghiệp cần có các chỉ số chính xác gần như tuyệt đối.

Phân tích các hành vi của Ma trận Space

Ma trận không gian được thiết lập dựa trên 4 hành vi chính. Bao gồm chiến lược tấn công, chiến lược thận trọng, chiến lược phòng thủ và chiến lược cạnh tranh. Doanh nghiệp bắt buộc phải phân tích cụ thể được các hành vi này.

Tư vấn và triển khai kinh doanh cho doanh nghiệp SMEs

Hành vi về các chiến lược tấn công

Hành vi chiến lược tấn công hay còn được gọi là Aggressive posture. Hành vi này thường được áp dụng phổ biến trong ngành công nghiệp. Nó mang tính hấp dẫn trong một nền kinh tế và có thể đảm bảo về sự ổn định lâu dài. Để theo đuổi hoàn hảo chiến lược tấn công thì sức mạnh về nguồn tài chính sẽ đóng vai trò then chốt.

Bên cạnh đó, các hành vi trong chiến lược tấn công cũng nên thận trọng. Khi đối thủ cạnh tranh muốn gia nhập thị trường. Yếu tố này cũng hết sức trọng tâm nếu muốn chiếm lĩnh thị trường trong ngành có xu hướng phát triển mạnh mẽ.

Doanh nghiệp có thể tối ưu hóa cơ hội một cách tốt nhất. Thông qua việc kết nối sản phẩm giúp tăng thị phần. Ngoài ra cần chú trọng đến quy trình sản xuất kinh doanh. Như các chính sách tối đa hóa lợi nhuận từ sản phẩm, cải tiến công nghệ.

Hành vi chiến lược cạnh tranh

Chiến lược cạnh tranh thường (Competition posture) được áp dụng trong môi trường có nền kinh tế không chắc chắn. Nếu hoạt động kinh doanh đang diễn ra khá thuận lợi nhưng môi trường xung quanh chưa thực sự ổn định thì doanh nghiệp nên tập trung vào chiến lược này.

Các doanh nghiệp cân nhắc sử dụng đến hành vi cạnh tranh thường có đủ khả năng và nguồn lực để phát triển lợi thế cạnh tranh. Đồng thời, họ không ngại trong việc cải tiến quy trình, mở rộng hệ thống chuỗi cung ứng hoặc tăng cường giá trị sản phẩm từ các hoạt động quảng cáo.

Bên cạnh đó, môi trường kinh doanh không thuận lợi cũng dễ làm tăng thêm rào cản gia nhập ngành. Tận dụng điều này, nếu doanh nghiệp khai thác được những ưu điểm của mình hơn so với đối thủ, khả năng cao doanh nghiệp đó sẽ vượt qua và dẫn đầu về thị phần.

Hành vi chiến lược thận trọng

Hành vi chiến lược thận trọng (Conservative posture) được áp dụng nhiều trong trường hợp tốc độ phát triển của ngành chậm lại và có dấu hiệu bão hòa, tuy nhiên vẫn mang tính tương đối.

Hơn hết, doanh nghiệp cần nâng cao năng lực cạnh tranh và chuẩn bị cho nguồn lực tài chính vững chắc. Nhờ vậy mà các hiệu quả mang lại mới tương xứng với nguyện vọng được đặt ra.

Một số giải pháp liên quan đến chiến lược thận trọng được đề cập nhiều nhất như loại bỏ những dòng sản phẩm không phù hợp, tập trung vào nhóm sản phẩm chủ lực, tối thiểu chi phí và thắt chặt dòng tiền.

Hành vi chiến lược phòng thủ

Một khi doanh nghiệp cân nhắc đến việc sử dụng chiến lược phòng thủ (Defensive posture), đồng nghĩa với việc thực trạng ngành không còn hấp dẫn để tiếp tục hoạt động kinh doanh. Trong lúc này, khả năng cạnh tranh được xem là yếu tố chủ lực giúp doanh nghiệp giữ vững vị thế vốn có trong ngành.

Song song với hoàn cảnh đó, doanh nghiệp nên suy xét đến các kịch bản xấu nhất có thể xảy ra. Nếu bắt buộc thì cần phải thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh hoặc tệ hơn nữa là rút lui khỏi thị trường để duy trì khả năng tồn tại của cả doanh nghiệp.

Ví dụ phân tích Ma trận Space của Công ty Đầu tư

Financial Strengths (FS) Điểm Competitive Advantage (CA) Điểm
Lợi nhuận trên vốn đầu tư 2 Thị phần -6
Đòn bẫy tài chính 6 Chất lượng sản phẩm -4
Khả năng thanh khoản 6 Khách hàng trung thành -4
Vốn lưu động 2 Bí quyết công nghệ đầu tư -3
Dòng tiền 2 Kiểm soát NCC và Kênh BH -3
       
Industry Strengths (IS) Điểm Environment Stability (ES) Điểm
Tiềm năng phát triển 6 Tỷ lệ lạm phát -1
Tài chính ổn định 3 Thay đổi công nghệ -4
Dễ gia nhập ngành 4 Giá cả linh hoạt -4
Sử dụng các nguồn lực 4 Áp lực cạnh tranh -4
Tiềm năng lợi nhuận 6 Rào cản vào thị trường -4

Lời kết

Trên đây là những kiến thức cốt lõi liên quan đến việc xây dựng Ma trận Space. Hy vọng bài viết mang lại thật nhiều thông tin hữu ích giúp bạn thành công trong việc hoạch định chiến lược cho doanh nghiệp của mình.

Tìm hiểu thêm: Dịch vụ Tư vấn và Đào tạo doanh nghiệp

APEXCORP – CHUYÊN GIA TƯ VẤN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH & QUẢN TRỊ

Trụ sở: 88A Nguyễn Trọng Tuyển, P.8, Quận Phú Nhuận, TP.HCM

Văn phòng tư vấn: Business Center, Masteri Thảo Điền, P. Thảo Điền, Tp. Thủ Đức, HCM

Hotline: 0903 25 55 25

Email: info@apex.edu.vn

Website: apex.edu.vn

Fanpage: Bác sỹ doanh nghiệp Dr Biz

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

GỬI BÌNH LUẬN CỦA BẠN