Chiến lược kinh doanh là thuật ngữ quen thuộc với nhiều người quản lý, lãnh đạo. Thế nhưng nhiều startup, doanh nghiệp nhỏ hoặc siêu nhỏ tại Việt Nam hoạt động theo xu hướng của thị trường mà không hoạch định con đường phát triển lâu dài. Theo thống kê được công bố cuối năm 2018, hơn 14.000 doanh nghiệp chết lâm sàng do không có chiến lược kinh doanh. Vấn đề này càng cho thấy được sự cấp thiết của chiến lược kinh doanh với tổ chức. Hãy cùng Apexcorp tìm hiểu vì sao cần xây dựng chiến lược kinh doanh đúng đắn ngay từ đầu.
Chiến lược kinh doanh là gì?
Chiến lược kinh doanh là tập hợp các quyết định về mục tiêu, phương pháp, cách thức hoạt động kinh doanh trong thời gian dài. Có thể nói, xây dựng chiến lược kinh doanh là xác định nguồn lực, tình hình thị trường, yếu tố ngoại cảnh để thiếp lập các hoạt động phù hợp. Mục tiêu cuối cùng là tăng trưởng lợi nhuận đến mức cao nhất và thúc đẩy sự phát triển của tổ chức, hệ thống kinh doanh.
Ý nghĩa của chiến lược kinh doanh đối với doanh nghiệp
Phát triển nhanh chóng
Bằng cách đánh giá ưu – khuyết điểm, phân tích cơ hội, thách thức của doanh nghiệp, chiến lược kinh doanh giúp nhà quản trị đưa ra quyết định sáng suốt, thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng. Bên cạnh đó, việc xác định mục tiêu, KPIs cho phép doanh nghiệp đo lường hiệu suất, tiến độ công việc so với kỳ vọng. Đồng thời nhanh nhạy phát hiện những yếu tố không hiệu quả nhằm cải tiến, thay đổi để thực hiện công việc tốt hơn trong tương lai.
Chắc hẳn bạn quan tâm: Đào tạo doanh nghiệp
Đảm bảo sự duy trì và phát triển lâu dài
Với nền kinh tế thị trường thay đổi liên tục như hiện nay, doanh nghiệp cần phát triển, cải tiến sản phẩm, dịch vụ đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường. Thông qua các bước xây dựng chiến lược, tổ chức có thể phân tích chuyên sâu kỳ vọng của của khách hàng, nhu cầu thị trường hiện tại để xem xét, điều chỉnh hoạt động. Từ đó dẫn đầu xu hướng, duy trì doanh số và con đường phát triển bền vững của doanh nghiệp. Đây cũng là ý nghĩa to lớn giúp nâng cao ưu thế cạnh tranh của tổ chức với các đối thủ cùng ngành.
Vì sao cần xây dựng chiến lược kinh doanh đúng đắn ngay từ đầu?
Định hướng hoạt động
Chiến lược kinh doanh định hướng hoạt động dài hạn, con đường phát triển rõ ràng của doanh nghiệp. Đồng thời, chiến lược giúp xác định mục tiêu tổng thể, dài hạn với mục tiêu ngắn hạn để hướng các nỗ lực đi đúng đường, đến đúng đích. Điều này áp dụng cho toàn bộ hoạt động nghiên cứu, phân tích, đo lường, thực hiện, đầu tư phát triển, huấn luyện nguồn nhân lực. Một nhà quản trị bản lĩnh sẽ vạch ra con đường phát triển đúng đắn cho tổ chức ngay từ đầu, thay vì phó mặc vào sự đưa đẩy của thị trường.
Xây dựng chiến lược kinh doanh tập trung vào hoạt động kinh doanh chính
Một công ty có thể hoạt động nhiều lĩnh vực, phát triển nhiều sản phẩm, dịch vụ. Chiến lược cho phép doanh nghiệp tập trung phân bố nguồn lực. Ngân sách vào hoạt động kinh doanh chính để thiết lập, triển khai chiến thuật đưa lại kết quả cao. Bổ trợ cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Yếu tố này giúp tối ưu hóa hiệu suất công việc. Tạo cơ hội đạt được mục tiêu cao với nguồn lực tổ chức giới hạn. Nhất là startup, doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Nâng cao lợi thế cạnh tranh
Chiến lược kinh doanh là công cụ nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Bởi chiến lược bao gồm chính sách về phát triển sản phẩm, giá cả. Hệ thống phân phối, tiếp thị, xây dựng thương hiệu… Các thành tố này mang lại chất lượng và niềm tin của khách hàng, đối tác. Nhà đầu tư từ đó gia tăng doanh số, giá trị và vị tế của tổ chức.
Tìm hiểu thêm: Tư vấn doanh nghiệp
APEXCORP – Chuyên gia đào tạo Nhà lãnh đạo, Nhà quản lý
Trụ sở: 88A Nguyễn Trọng Tuyển, P.8, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
Văn phòng tư vấn: Khu dân cư cao cấp Masteri Thảo Điền, P. Thảo Điền, Quận 2, TP. HCM
Hotline: 0903 25 55 25
Email: info@apex.vn