Các doanh nghiệp hiện nay thường có rất nhiều cách để xác định được những cạnh tranh, áp lực trong thị trường kinh doanh của mình, trong đó mô hình 5 áp lực cạnh tranh được sử dụng nhiều nhất.
Để hiểu thêm về loại mô hình này, hãy cùng Apexcorp khám phá thêm nhiều kiến thức thú vị và bổ ích trong bài viết tìm hiểu mô hình 5 áp lực dưới đây.
Tìm hiểu mô hình 5 áp lực cạnh tranh là gì?
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh (Porter’s Five Forces) của Michael Porter là mô hình phân tích chiến lược giúp phân tích một số lực lượng quan trọng ảnh hưởng đến mức độ cạnh tranh trong một ngành.
Theo đó, tìm hiểu mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter được xây dựng trên giả thiết rằng sẽ có 5 lực lượng môi trường ngành ảnh hưởng đến sự phát triển, mức độ cạnh tranh, sức hấp dẫn và lợi nhuận của một ngành hoặc thị trường. Từ đó giúp cho nhà quản trị chiến lược nắm được vị trí của công ty, doanh nghiệp mình đang đứng và định hướng chiến lược để đạt được vị trí mà công ty muốn đạt được trong tương lai.
Lợi ích của mô hình mô hình 5 áp lực cạnh tranh
Nếu doanh nghiệp của bạn biết cách áp dụng mô hình 5 áp lực cạnh tranh vào hoạt động kinh doanh của mình sẽ mang lại những lợi ích như:
– Giúp đào tạo doanh nghiệp hiểu được bức tranh tổng thể toàn cảnh như môi trường kinh doanh đa dạng và phức tạp, những thay đổi lớn khi thị trường có sự tham gia cả các đối thủ khác, cạnh tranh với các đối thủ cũ. Như vậy 5 áp lực cạnh tranh này sẽ giúp doanh nghiệp có được cái nhìn tổng thể và bao quát nhất.
– Đánh giá lại tiềm năng của doanh nghiệp: các doanh nghiệp cần biết tự đánh giá và nhận xét lại bản thân đây là yếu tố giúp doanh nghiệp tìm ra được điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp của mình. Từ đó sẽ đưa ra những chiến lược kinh doanh tốt hơn và đẩy mạnh tính cạnh tranh giữa các đối thủ.
– Hỗ trợ doanh nghiệp định hướng lại những áp lực: khi bạn đã phân tích được tình trạng hiện tại doanh nghiệp của mình dựa theo 5 áp lực cạnh tranh từ đó bạn đã hình dung được rõ ràng những áp lực nào có lợi cho doanh nghiệp và kịp thời đưa ra những điều chỉnh phù hợp với áp lực cạnh tranh lên doanh nghiệp.
Tìm hiểu mô hình 5 áp lực
Các yếu tố trong mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter
-
Sự cạnh tranh trong ngành
Đối thủ cạnh tranh hiện tại là những cá nhân, công ty doanh nghiệp cùng sản xuất một chủng loại sản phẩm, đang phục vụ cùng một phân khúc khách hàng mục tiêu và cùng thỏa mãn một nhu cầu của khách hàng. Lực lượng này là yếu tố chính quyết định mức độ cạnh tranh và lợi nhuận của một ngành. Khi nhu cầu của thị trường tăng cao, các công ty phải cạnh tranh mạnh mẽ để giành thị phần, mở rộng thị trường dẫn đến lợi nhuận thấp. Sự cạnh tranh giữa các đối thủ cạnh tranh rất gay gắt khi:
- Có nhiều đối thủ cạnh tranh
- Rào cản rút lui tăng
- Sản phẩm không có sự khác biệt, dễ dàng thay thế
- Đối thủ cạnh tranh “ngang sức” với nhau
- Lòng trung thành của khách hàng thấp
-
Đối thủ cạnh tranh tiềm năng
Đối thủ cạnh tranh tiềm năng có thể là những đối thủ trong tương lai của bạn, nghĩa là trước mắt họ chưa phải là đối thủ của bạn, tuy nhiên theo thời gian họ sẽ thay đổi quyết định và gia nhập và thị trường của doanh nghiệp. Do đó những đối thủ cạnh tranh tương lai của bạn có thể trở thành mối đe dọa đến doanh nghiệp của bạn và gây sức ép cạnh tranh lớn hơn cho doanh nghiệp.
-
Quyền thương lượng của nhà cung ứng
Nhà cung ứng là các tổ chức hoặc cá nhân. Ttham gia cung ứng hàng hóa hoặc dịch vụ trên thị trường. Nhà cung ứng có thể gây áp lực cho các công ty. Doanh nghiệp thông qua việc: tăng giá sản phẩm dịch vụ. Giảm chất lượng hàng hóa cung cấp, giao hàng không đúng thời gian và địa điểm quy định… Những điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả cũng như chất lượng sản phẩm đầu ra. Đồng thời tác động đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Các nhà cung cấp có khả năng “áp đảo” các doanh nghiệp, công ty khi:
- Có ít nhà cung cấp nhưng có nhiều người mua
- Các nhà cung cấp lớn và đang thực thi “chiến lược hội nhập về phía trước”
- Không có (ít) nguyên liệu thay thế
- Các nhà cung cấp nắm giữ nguồn lực khan hiếm
- Chi phí chuyển đổi nguyên liệu rất cao
-
Quyền thương lượng của khách hàng
Khách hàng được đề cập ở đây là người tiêu dùng cuối cùng, nhà phân phối hoặc nhà mua công nghiệp. Chúng ta vẫn thường nghe rằng “khách hàng là thượng đế”. Đúng vậy, mỗi một công ty doanh nghiệp muốn thành công họ luôn phải cố gắng để phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Khách hàng tác động trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Khi yêu cầu doanh nghiệp cung cấp sản phẩm với giá thấp hơn. Hoặc sản phẩm chất lượng và dịch vụ tốt hơn… Khách hàng có khả năng “mặc cả” cao khi:
- Khách hàng mua với số lượng lớn
- Chỉ tồn tại vài người mua
- Chi phí chuyển đổi sang nhà cung cấp khác thấp
- Người mua nhạy cảm về giá
- Có nhiều sản phẩm, công ty thay thế khác
- Sự đe dọa đến từ sản phẩm/dịch vụ thay thế
Nhận xét Tìm hiểu mô hình 5 áp lực
Cùng với sự phát triển vượt trội của công nghệ và kỹ thuật. Ngày càng có nhiều sự thay thế các sản phẩm/dịch vụ trở nên thông minh hơn tối ưu hơn tới người tiêu dùng mà giá thành cũng tương đương như sản phẩm/dịch vụ hiện tại của doanh nghiệp. Đây thật sự là một áp lực rất lớn đối với doanh nghiệp. Bởi chúng ảnh hưởng trực tiếp tới lượng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Cũng như giảm lợi nhuận xuống sâu. Thậm chí là đánh bật doanh nghiệp khỏi thị trường một cách nhanh chóng.
Do đó doanh nghiệp cần Tìm hiểu mô hình 5 áp lực và rất quan tâm vào các chiến lược kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp, chiến lược tiếp thị phù hợp với nhu cầu thị trường. Đồng thời cần có sự cải tiến cả về công nghệ và nguồn lực. Để tối ưu nhất sản phẩm/dịch vụ của mình trước sự cạnh tranh lớn từ những sản phẩm/dịch vụ thay thế.
Kết luận Tìm hiểu mô hình 5 áp lực
Trên đây của tư vấn doanh nghiệp Apex chỉ là một trong hàng loạt nội dung cần thiết trong việc tìm hiểu mô hình 5 áp lực cạnh tranh. Các doanh nghiệp muốn có tích lũy thêm nhiều kiến thức bổ ích hơn về loại mô hình này để áp dụng vào vận hành doanh nghiệp hiệu quả. Hãy để Apexcorp đồng hành cùng bạn, xây dựng nền những nền tảng vững chắc nhấta mà bạn nên biết.
APEXCORP – Chuyên gia tư vấn xây dựng chiến lược Digital Marketing
Trụ sở: 88A Nguyễn Trọng Tuyển, P.8, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
Văn phòng tư vấn: Khu dân cư cao cấp Masteri Thảo Điền, P. Thảo Điền, Quận 2, TP. HCM
Hotline: 0903 25 55 25
Email: info@apex.vn