Việc đánh giá sức khỏe doanh nghiệp sẽ giúp các nhà quản trị ra các quyết định kinh doanh chính xác hơn. Vậy đánh giá sức khỏe doanh nghiệp như thế nào là đúng? Dưới đây là 2 cách đánh giá doanh nghiệp đối với nội tại doanh nghiệp và đối với doanh nghiệp bên ngoài mà các nhà quản lý cần biết.
1. Mục đích của việc đánh giá sức khỏe doanh nghiệp
Đánh giá doanh nghiệp là một xu thế tất yếu trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Giá trị và sức khoẻ của một doanh nghiệp sẽ thể hiện rõ ở các báo cáo đánh giá chủ quan và khách quan.
Mục đích của việc đánh giá một doanh nghiệp là nhằm xác định những giá trị hiện hữu và tiềm năng của doanh nghiệp đó. Từ những đánh giá đó mà bản thân đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định phù hợp đối với doanh nghiệp. Cụ thể:
1.1 Đối với nội tại doanh nghiệp:
Căn cứ chính để định giá doanh nghiệp và giúp ban lãnh đạo đưa ra quyết định. Như hợp nhất, sáp nhập, nhượng quyền kinh doanh, liên doanh, liên kết… một cách phù hợp.
Biết được giá trị và tình hình cụ thể hiện tại của doanh nghiệp mình. Để có phương pháp quản trị phù hợp và đúng đắn.
1.2 Đối với việc đánh giá một doanh nghiệp khác:
Đánh giá tình hình sức khỏe, năng lực, định giá doanh nghiệp khác phục vụ cho việc:
Đánh giá đối tác -> tìm kiếm đối tác tiềm năng. Đánh giá rủi ro trong hợp tác doanh nghiệp, đầu tư, cho vay để ra quyết định hợp tác, đầu tư đúng đắn.
Đánh giá nhà cung cấp -> tìm kiếm nhà cung cấp tiềm năng. Đánh giá rủi ro chuỗi cung ứng có thể gặp phải để có phương án dự phòng.
Đánh giá đối thủ cạnh tranh -> hiểu hơn về điểm mạnh điểm yếu của đối thủ để có những chiến lược kinh doanh phù hợp.
2. Hai cách đánh giá doanh nghiệp
Việc đánh giá một doanh nghiệp sẽ theo 2 hướng là đánh giá nội bộ và các doanh nghiệp bên ngoài có ảnh hưởng đến bạn.
2.1. Cách đánh giá trong nội tại doanh nghiệp
Chúng ta sẽ nhìn vào quy mô vốn, doanh thu, khả năng tăng trưởng lợi nhuận hàng năm. Lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp
- Đối với quy mô doanh nghiệp: Doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì giá trị sẽ càng cao. Có thể có sản phẩm dịch vụ phát triển tốt hơn và dễ dàng tiếp cận vốn hơn.
- Khả năng sinh lời: Doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận cao sẽ có giá trị hơn những doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận thấp hoặc bị lỗ.
- Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp và thị trường: Tốc độ tăng trưởng của công ty bạn cần đuổi kịp tốc độ tăng trưởng của thị trường. Doanh nghiệp bạn nắm bắt được xu hướng của thị trường càng nhanh thì sẽ càng có lợi thế cạnh tranh.
- Lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp: Lợi thế cạnh tranh bền vững giúp doanh nghiệp của bạn xây dựng và duy trì lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh hoặc hàng nhái trong tương lai.
- Tiềm năng tăng trưởng trong tương lai: Thể hiện khả năng phát triển và mang lại lợi nhuận trong tương lai của doanh nghiệp bạn. Nếu doanh nghiệp có khả năng phát triển, mở rộng ngành hàng kinh doanh trong tương lai cũng như tiềm năng phát triển của ngành cao thì giá trị doanh nghiệp sẽ cao hơn.
2.2 Dr. Biz – Đánh giá sức khỏe doanh nghiệp theo mô hình BEM
- Hệ thống khoa học đánh giá theo mô hình hiện đai Business Excellent Model
- Kết quả phân tích và biểu đồ sức khỏe doanh nghiệp hiển thị trực quan
- Đề xuất giải pháp để cải thiện hiệu quả hoạt động
Xem thêm Dr. Biz – Chẩn đoán sức khỏe doanhn nghiệp
APEXCORP – Chuyên gia tư vấn xây dựng chiến lược kinh doanh
Trụ sở: 88A Nguyễn Trọng Tuyển, P.8, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
Văn phòng tư vấn: Business Center, Masteri Thảo Điền, P. Thảo Điền, Quận 2, TP. HCM
Hotline: 0903 25 55 25
Website: apex.edu.vn
Email: info@apex.edu.vn