Đã bao giờ bạn đánh và đo lường sức khoẻ thương hiệu của doanh nghiệp bạn chưa? Giống như việc bạn phải đi khám định kỳ mỗi năm để theo dõi sức khỏe bản thân. Một thương hiệu cũng cần phải được theo dõi sức khỏe thường xuyên để hiểu được thế mạnh, điểm yếu, cơ hội và rủi ro. Hãy cùng chuyên gia tư vấn Apexcorp tìm hiểu cách đánh giá và đo lường sức khoẻ thương hiệu nhé.
Sức khỏe thương hiệu là gì?
Thuật ngữ này là tập hợp các chỉ số giúp bạn biết được thương hiệu đang hoạt động tốt hay không? Chỉ số đánh giá và đo lường sức khỏe thương hiệu bao gồm hai yếu tố chính là trải nghiệm khách hàng và cảm xúc mà khách hàng dành cho thương hiệu.
»»» Tư vấn và triển khai kinh doanh cho doanh nghiệp SMEs
Thạc sỹ Nguyễn Phong Phú – Chủ tịch Hội đồng chuyên gia tư vấn Apexcorp chia sẽ. “Một thương hiệu khỏe mạnh mang lại những trải nghiệm thương hiệu nhất quán, khác biệt và đáng nhớ với mọi khách hàng”
Đo lường sức khoẻ thương hiệu phù hợp với những thương hiệu đã có một khoảng thời gian hoạt động và xuất hiện trên thị trường.
Tại sao bạn cần đo lường sức khỏe thương hiệu?
Nó sẽ giúp đội ngũ xây dựng thương hiệu phát hiện ra đâu là thế mạnh và đâu là điểm yếu của thương hiệu.
Bạn có nên đầu tư thêm vào truyền thông không? Bạn có cần chi thêm ngân sách cho quảng cáo hay không? Bạn có cần cải tiến dịch vụ chăm sóc khách hàng hay không? Thời điểm nào thích hợp để thực hiện các chiến dịch marketing? Bạn nên sử dụng phương pháp, kênh nào để triển khai hoạt động quảng bá thương hiệu?
Những chỉ số đằng sau sức khỏe thương hiệu sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi trên.
Các chỉ số trọng yếu phản ánh sức khỏe thương hiệu
Mức độ nhận biết thương hiệu
Để có thể giám sát và theo dõi mức độ nhận biết của thương hiệu. Bạn hãy sử dụng những công cụ lắng nghe và giám sát mạng xã hội. Những công cụ này sẽ cung cấp số lượng người dùng nhắc đến thương hiệu. Sự tăng trưởng của tỷ lệ này như thế nào theo thời gian. Biểu đồ này sẽ thể hiện số lượng cuộc thảo luận trực tuyến và cho biết những cuộc thảo luận bắt đầu từ đâu. Đồng thời các thuật toán cũng cho phép bạn theo dõi thời gian và địa điểm những cuộc thảo luận diễn ra.
»»» Mini MBA thực chiến dành cho chủ doanh nghiệp
Sử dụng công cụ Social Media Tracking sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi:
- Mọi người thường thảo luận về thương hiệu ở đâu?
- Vị trí địa lý (quốc gia, tỉnh thành, thành phố)?
- Chân dung người quan tâm thương hiệu (độ tuổi, sở thích, hành vi)?
- Những mạng xã hội mà người dùng quan tâm nhiều?
- Những trang tin tức nào hiệu quả?
Công cụ này sẽ cập nhật liên tục trong thời gian thực. Giúp bạn sẽ biết được thời điểm và vị trí những cuộc thảo luận diễn ra. Tỷ lệ tăng trưởng các cuộc thảo luận có tỉ lệ thuận với tỷ lệ đơn hàng hay không? Đâu là thời điểm hiệu quả để thực hiện các chiến dịch marketing? Điều gì ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng? Biểu đồ của công cụ social media tracking sẽ giúp bạn bổ sung những thông tin tuyệt vời này.
Uy tín thương hiệu
Nắm bắt được những chỉ số về những cuộc thảo luận liên quan tới thương hiệu là một sự khởi đầu tốt. Tuy nhiên điều quan trọng là bạn phải biết được mọi người đang bàn tán những gì về thương hiệu?
Các công cụ và thuật toán sẽ giúp bạn trực quan hoá điều này. Bằng việc chia nhỏ các thảo luận làm ba nhóm, tích cực, bình thường và tiêu cực. Biểu đồ sẽ cung cấp tỉ lệ của ba nhóm thảo luận.
Sự gắn kết của nhân viên
Sự gắn kết nhân viên là một khía cạnh quan trọng trong văn hoá thương hiệu. Những thương hiệu khoẻ mạnh thường có tỷ lệ nghỉ việc thấp và sự hài lòng khi làm việc cao hơn những thương hiệu ít danh tiếng.
Điều này chỉ ra mối tương quan rằng tỷ lệ gắn bó với thương hiệu cao, thì thương hiệu đó càng có nhiều khách hàng ủng hộ.
Những nhân viên yêu thích, tự hào với công việc mà họ đang đảm nhận có xu hướng chia sẻ bản sắc của thương hiệu, sự kiện công ty, những bài viết nơi họ đang làm việc lên mạng xã hội. Một số người còn chia sẻ những ước mơ và hoài bão được làm việc ở một thương hiệu nhất định. Ví dụ như ước mơ làm việc tại Google.
Ngược lại, những nhân viên không hài lòng với thương hiệu thường có xu hướng trở thành những người bắt đầu những cuộc thảo luận tiêu cực, hoặc là khởi nguồn của những vụ bê bối liên quan tới danh tiếng thương hiệu.
Những điều này đồng nghĩa rằng một thương hiệu có mức độ gắn kết nhân viên thấp. Tỷ lệ nghỉ việc cao cho thấy rằng thương hiệu gặp vấn đề về sức khỏe thương hiệu và văn hoá thương hiệu cần được cải thiện ngay lập tức.
Định vị thương hiệu
Định vị thương hiệu là xác định rõ những gì khách hàng nghĩ về thương hiệu. Liệu nội bộ có hiểu rõ tầm nhìn và sứ mệnh, định vị thương hiệu là gì hay không? Khách hàng có trả lời đúng định vị mà thương hiệu mong muốn? Những cuộc thảo luận nhóm và khảo sát nhỏ sẽ trả lời những vấn đề này. Và đưa ra chỉ số thống kê bao nhiêu người trả lời đúng những thông điệp mà thương hiệu mong muốn. Và cho thương hiệu biết dưới góc độ khách hàng, những thông điệp mà thương hiệu truyền đi có được hiểu đúng hay không?
Tương quan truyền thông
Điều gì có thể giúp bạn định hình vị trí của thương hiệu? đơn giản là hãy so sánh thương hiệu của bạn so với đối thủ cạnh tranh. Đây là thời điểm đo lường mức độ tương quan truyền thông giữa các thương hiệu với nhau.
Bằng phương pháp theo dõi chỉ số thương hiệu và chỉ số của những đối thủ cạnh tranh. Nó sẽ cung cấp tới bạn mức độ quan tâm của người dùng tới thương hiệu trên các mạng xã hội. Đây là một số liệu quan trọng để đánh giá mức độ thành công của nhận biết thương hiệu.
Các phương pháp đánh giá sức khỏe thương hiệu
Nghiên cứu dư luận trên mạng xã hội
Theo dõi số lượt tương tác và thể hiện tình cảm của người dùng mạng xã hội dành cho thương hiệu
Khả năng lắng nghe trên mạng xã hội cho thấy mức độ nhận biết thương hiệu, danh tiếng và độ phổ biến thương hiệu. Những chỉ số này đều là minh chứng cụ thể nhất của sức khỏe thương hiệu. Được đo lường trên các kênh truyền thông và mạng xã hội như facebook, instagram,…
Lắng nghe trên mạng xã hội còn có nghĩa là sử dụng các công cụ theo dõi. Để tìm kiếm và đề cập đến các từ khóa phổ biến liên quan đến thương hiệu trên mạng xã hội, trang tin tức và các diễn đàn.
Nhóm tập trung và khảo sát: thu thập chuyên sâu các dữ liệu định tính
Lắng nghe trên mạng xã hội nghĩa là tổng hợp các thông tin. Được người dùng đưa lên các kênh trực tuyến một cách tự nguyện. Nhờ vậy thông tin được tổng hợp không có nhiều sai lệch, so với chính nhu cầu của những câu hỏi mà bạn đặt ra.
Tuy nhiên, đôi khi chúng ta cần những câu trả lời cụ thể hơn. Đó là lúc các nhóm tập trung thảo luận và dữ liệu định tính sẽ phát huy tác dụng.
Dữ liệu định tính cho thấy được cách mọi người nhìn nhận và hiểu như thế nào về thương hiệu một cách chính xác và có chủ đề được thiết lập rõ ràng.
Phân tích phản hồi của khách hàng: xác định nhu cầu, đề xuất và khiếu nại của khách hàng.
Sau khi tổng hợp đủ thông tin từ khách hàng mục tiêu. Đã đến lúc tập trung vào các khách hàng hiện hữu của thương hiệu. Trong nhiều tình huống, uy tín thương hiệu và mức độ nhận biết thương hiệu được thực hiện bởi người mua hàng. Họ gắn kết với thương hiệu hoặc cũng có thể “thề không bao giờ quay lại”. Hãy lắng nghe khách hàng, đây cũng là một cách thể hiện sự tôn trọng. Hãy tạo những bảng đánh giá để theo dõi tỷ lệ hài lòng của khách hàng và nhận được ý kiến phản hồi để khắc phục những sai sót nếu có.
Tổng kết
Đo lường và đánh giá sức khoẻ thương hiệu là một trong những công việc rất quan trọng. Đây cũng là bước thứ năm trong quy trình xây dựng và phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp. Trong quá trình thực hiện, nếu bạn cần sự hỗ trợ từ chuyên gia tư vấn thương hiệu Apexcorp, hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới nhé.
APEXCORP – CHUYÊN GIA TƯ VẤN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊ
Trụ sở: 88A Nguyễn Trọng Tuyển, P.8, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
Văn phòng tư vấn: Business Center, Masteri Thảo Điền, P. Thảo Điền, Tp. Thủ Đức, HCM
Hotline: 0903 25 55 25
Email: info@apex.edu.vn
Website: apex.edu.vn