Trong thời buổi cách mạng 4.0 hiện nay, ngành Marketing đang có những thay đổi mạng mẽ về cách cách thức và hình thức. Từ Marketing truyền thống đến Digital Marketing. Và không phải ai cũng biết cách làm Digital Marketing một cách đúng ngay từ đầu. Hay kết hợp các kênh truyền thống và kỹ thuật số để cộng hưởng hiệu quả.
Chuyên gia Apexcorp chia sẽ một cách tổng quan cách làm Digital Marketing cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Từ bước bắt đầu lên ý tưởng cho đến khi thực thi.
Xem thêm: Chiến lược kinh doanh
Đầu tiên phải tạo một kế hoạch Digital Marketing tổng thể
Nghiên cứu
Đây là công việc đầu tiên và cực kì quan trọng đối với bất kì một hoạt động marketing nào. Không riêng gì truyền thống hay digital. Là bước đệm đầu tiên trong cách làm Digital Marketing giúp bạn tạo ra được các chiến lược Marketing đúng đắn. Tạo ra các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của người dùng. Hay giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất. Có 4 yếu tố bạn phải nghiên cứu:
Sản phẩm, dịch vụ
Hiểu sản phẩm của bạn theo nhiều khía cạnh khác nhau để tạo ra sự khác biệt so với đối thủ. Và khiến người tiêu dùng ấn tượng vì những lợi ích mà họ không ngờ tới.
Khách hàng
Phân tích kỹ bức tranh khách hàng của bạn. Phân chia tập khách hàng lớn tiềm năng thành các nhóm nhỏ thông qua hành vi, sở thích, nhân khẩu học, khu vực. Càng chi tiết bao nhiêu bạn càng biết cách tối ưu nội dung quảng cáo đến từng đối tượng khách hàng.
Chính mình
Hãy phân tích điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp và các chiến dịch Digital Marketing. Tìm kiếm những điểm tốt cần được phát huy và phát hiện ra những điểm yếu để sửa chữa. Nguyên lý thùng gỗ đã chỉ ra rằng thanh ngắn nhất sẽ làm cho thùng gỗ không bao giờ đầy nước. Cho nên nếu xử lí được điểm yếu bạn sẽ cải thiện được rất nhiều tình hình kinh doanh của mình.
Đối thủ
Hãy học hỏi từ đối thủ để từ đó bạn có thể làm tốt hơn và tạo ra sự khác biệt. Nhưng không nên quá sa đà sẽ khiến bạn giống như đang copy đối thủ.
Marketing Mix
Xem thêm: Đào tạo Lãnh đạo & Quản lý
Đây là bước bạn quyết định lựa chọn sẽ bán sản phẩm gì? Hướng đến đối tượng khách hàng nào? Ở đâu và quảng cáo như thế nào. Tất cả các quyết định, chọn lựa này sẽ dựa vào kết quả mà bạn phân tích được ở bước nghiên cứu.
Chiến lược sản phẩm – Product
Hãy lựa chọn sản phẩm có nhu cầu và thị trường cho dù là thị trường ngách để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm.
Chiến lược về giá – Price
Giá một sản phẩm ngoài dựa vào các yếu tố giá gốc mà còn phải dựa vào giá thị trường cung cầu. Giá trị vô hình như thương hiệu, độ hài lòng trong nhận thức của khách hàng. Cho nên hãy tăng giảm giá một cách phù hợp để đảm bảo lợi nhuận mà vẫn làm khách hàng hài lòng.
Chiến lược về phân phối – Place
Hiểu hành vi khách hàng thường mua hàng ở đâu trên online để tập trung tiếp thị tại kênh đó. Ví dụ Facebook, Google, Thương mại điện tử hay TV.
Chiến lược chiêu thị – Promotion
Lựa chọn các công cụ mà khách hàng hay sử dụng nhất để lên các chiến lược nội dung và bán hàng hiệu quả.
- SEO (Search Engine Marketing): Landing Page (Sale Page, Lead Generation Page thu thập thông tin , Click-Through
- Page trung gian chuyển đổi: Website, PR, Review, …
- Quảng cáo Google (Google Adwords): Sale Page, PR, …
- Social Media Marketing: Facebook Marketing, Blog Marketing, Chatbot,…
- Email Marketing: Khuyến mãi, giảm giá, Tri ân, …
- Mobile Marketing: SMS, …
Theo dõi đánh giá
Xuyên suốt quá trình triển khai chiến dịch Digital Marketing. Không phải chiến dịch nào cũng đi theo kế hoạch được vạch ra. Cho nên bạn luôn phải tiến hành các hoạt động đo lường. Kiểm tra các công cụ, hoạt động quảng cáo bằng các chỉ số như Click, Impression, CTR, CPC, Conversions, CR, CPA. Qua đó phát hiện ra hoạt động nào là hiệu quả, hoạt động nào không. Để có sự hiệu chỉnh cho phù hợp nhằm đạt được hiệu quả mà bạn đề ra bạn đầu.
Các bước Digital Marketing cho SEO hiệu quả
Xem thêm: Chiến lược marketing
Bước 1: Nghiên cứu
Nghiên cứu là bước rất quan trọng trong quá trình làm SEO. Bởi không giống với quảng cáo trả phí có thể đo lường kết quả trong thời gian ngắn. Còn với SEO để xem sự hiệu quả bạn sẽ phải mất nhiều thời gian mới biết được mình đã làm đúng hay sai. Khi đó việc sửa lại sẽ tốn thêm nhiều công sức. Cho nên hãy cố gắng làm đúng ngay từ đầu để tránh lãng phí nhân lực và tiền bạc.
Người làm SEO nên tập trung nghiên cứu về thị trường sản phẩm. Hành vi khách hàng trên công cụ tìm kiếm và đối thủ để từ đó suy ra các từ khóa. Nên sử dụng một số tools hỗ trợ quá trình này như: Ahref, keywordtools.io, …
Các từ khóa nên phân chia rõ ràng. Như từ khóa chung, từ khóa riêng, từ khóa ngách và từ khóa bị bỏ quên để dễ dàng quản lí.
Bước 2: Lập kế hoạch SEO
Mỗi một ngành đều có cả ngàn từ khóa vậy làm sao để chọn từ khóa nào là trước từ khóa nào làm sau?
Chọn những từ khóa bán hàng để làm trước cho các trang đích sale page để chuyển đổi bán hàng ngay từ đầu.
Xây dựng content cho từ khóa bị bỏ quên để đáp ứng nhu cầu của khách hàng tăng. Qua đó tăng thời gian trên trang và thỏa mãn các yếu tố người dùng UX/UI để nâng chất lượng website.
Sử dụng timeline và đặt ra các KPI cho website như bao nhiêu lượt traffic một tuần hay tháng. Để lựa chọn từ khóa và viết bao nhiêu nội dung cho phù hợp..
Bước 3: Tối ưu SEO Onpage
Mọi yếu tố liên quan đến website bạn sẽ làm trong bước tối ưu SEO Onpage. Có một số yếu tố quan trọng bạn cần quan tâm để biết mình đã tối ưu cho website chưa.
- Readability: Đây là yếu tố liên quan đến trình bày trong bài viết giúp tối ưu tốt nhất cho người đọc.
- Chèn từ khóa chính xác trong tiêu đề
- Tối ưu URL: Ngắn gọn, liên quan đến bài viết,
- Nếu có thể bạn nên chèn từ khóa chính và phụ trong các thẻ tiêu đề chính H1, thẻ tiêu đề phụ H2, H3, …
- Hình ảnh: Thêm từ khóa vào thẻ “Alt” của hình ảnh
- Meta Description: Đây là nội dung duy nhất có thể hỗ trợ cho Title khi hiển thị trên Google cho nên hãy viết thật hay để kích thích người dùng click. Nếu được bạn nên chèn thêm cả từ khóa.
- Internal link (liên kết nội bộ) giúp Google dễ dàng tìm hiểu mạng lưới trang web của bạn.
- Outbound link (liên kết bên ngoài) liên kết với trang web khách giúp Google hiểu chủ đề bài viết hơn.
- Cải thiện tốc độ load website và giao diện phù hợp với máy tính và điện thoại. Hiện tại Google đang đánh giá cao việc đó.
- Thay đổi giao diện để thân thiện hơn với người dùng.
- Sử dụng htttps không những giúp bảo mật thông tin tốt hơn mà nó cũng là một tiêu chí của Google.
Bước 4: Tối ưu SEO Offpage
Nếu SEO Onpage là tối ưu các yếu tố bên trong một website thì SEO Offpage là tối ưu những gì bên ngoài một website. Và yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến thứ hạng trên Google chính là backlink.
Diễn đàn/blog
Bạn có thể tìm đến các trang có cùng lĩnh vực với website của bạn để đăng các bài viết có link trỏ về website của mình. Nếu nội dung bạn tạo ra thực sự hấp dẫn, nó sẽ được chia sẻ rộng rãi. Nhờ đó tăng cơ hội xếp hạng tốt hơn trong kết quả tìm kiếm.
Mạng xã hội
Cũng giống như trên diễn đàn. Bạn có thể chia sẻ link trỏ về website trên các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Google+, Twitter…
Ngoài ra các trang mạng xã hội rất dễ chia sẻ nên hãy đầu tư cho nội dung bài viết. Để kích thích người dùng click vào link hoặc dễ viral.
Báo chí và đăng bài PR
Bạn có thể nhờ một bên thứ 3 như các trang báo chí điện tử để PR cho website của bạn. Đây là cách rất tốt cho website của bạn bởi người dùng có xu hướng tin tưởng các bài báo sẽ dễ click vào link hơn. Ngoài ra các tờ báo thường có lượng PageRank lớn sẽ giúp tăng uy tín cho website của bạn. Tất nhiên bạn sẻ phải trả một khoản phí để được họ PR.
Youtube
Youtube là công cụ tìm kiếm lớn thứ 2 sau Google. Cho nên nhất thiết bạn phải có một trang Youtube riêng cho doanh nghiệp của mình. Để tiếp cận đến các khách hàng tiềm năng trên kênh này. Các video về review, hướng dẫn sử dụng, … sẽ rất hữu ích cho người dùng
Và các liên kết bạn đặt trên các clip Youtube (trong mô tả) rất có giá trị và giúp cải thiện SEO rất nhiều.
Bước 5: Phân tích đo lường bổ sung
Đây là bước quan trọng để biến những nội dung từ tệ thành tốt và từ tốt thành xuất sắc. Bạn có thể sử dụng một số công cụ để theo dõi và phân tích độ hiệu quả của SEO như Google Analytics và Google Search Console.
Một số yếu tố cần xem xét như: Traffic (lưu lượng truy cập), Time on site (thời gian trên trang), Bouncerate (tỷ lệ thoát trang), thứ hạng tìm kiếm, Tỉ lệ quay lại trang, tốc độ load trang, lập chỉ mục (index) website, số lượng backlink.
Qua các yếu tố ở trên bạn sẽ biết được tình trạng của website từ đó đưa ra các phương án để tối ưu thêm giúp cho trang web ngày càng mạnh hơn.
Cách làm Digital Marketing cho Facebook
Bước 1: Nghiên cứu
Nghiên cứu thị trường để tìm ra nhu cầu về một sản phẩm, dịch vụ nào đó mà thị trường còn thiếu hay chưa bão hòa. Việc này rất quan trọng quyết định đến thành bại khi kinh doanh.
Nghiên cứu sản phẩm để hiểu sâu những lợi ích mà nó mang lại cho người tiêu dùng để có nguyên liệu viết nội dung quảng cáo.
Nghiên cứu đối thủ xem họ làm nội dung như thế nào, ứng dụng vào sản phẩm của mình và sáng tạo để làm tốt hơn tạo nên sự khác biệt. Tránh tình trạng copy
Bước 2: Tạo nội dung bài quảng cáo
Áp dụng công thức AIDA (Attention-Interest-Desire-Action) để sáng tạo nội dung cho bài viết hay bài quảng cáo. Đây là công thức giúp điều hướng khách hàng từ việc đọc hết nội dung đến quyết định hành động.
Attention – Đầu tiên là gây sư chú ý bằng tiêu đề bài viết
Ví dụ: Lấy lại vận may, bay ngau khí xấu
Hot! Hot! Hot! Xả toàn kho – Chỉ từ 29k – Thả ga mua sắm
Interest – Tạo sự thích thú bằng đoạn đầu tiên
Đoạn mở đầu này bạn phải giải thích rõ hơn cho tiêu đề để tạo sự thích thú đối với điều mà bạn muốn chuyền tải Những vấn đề, cách giải quyết nó bằng sản phẩm hay những lợi ích khác biệt.
Desire – Tạo cảm giác thèm muốn
Tiếp tục đưa ra các yếu tố hấp dẫn khác của sản phẩm dịch vụ để đẩy cảm giác thèm muốn lên cao nhất
Action – Kêu gọi hành động
Đến bước này bạn hãy tạo điều kiện để khách hàng có thể mua hàng một cách dễ dàng nhất. Ví dụ như nút nhắn tin hay link dẫn đến giỏ hàng mua hàng ở website hay trang thương mai điện tử.
Nếu còn điều gì làm khách hàng đắn đo thì bạn nên thêm yếu tố gây sự mất mát để kích thích như chỉ dành cho 30 người đầu tiên. Hay khuyễn mãi chỉ kéo dài đến hết hôm nay.
Hình ảnh
Ngoài phần nội dung thì hình ảnh cũng rất quan trọng để gây sự chú ý cho người đọc và ảnh hưởng đến việc tối ưu quảng cáo. Chọn hình ảnh có màu nóng, sáng và đẹp. Kích thước hình ảnh 900 x 900. Số lượng chữ chiếm ko quá 20% không gian hình để tránh việc không được duyệt.
Đặc biệt hãy viết nội dung quảng cáo theo từng đối tượng mà bạn muốn nhắm tới. (content cho sinh viên, content cho người có gia đình, content cho mẹ, content cho người sau sinh…)
Bước 3: Tạo chiến dịch quảng cáo
Bạn nên lưu ý những điểm quan trọng để bài quảng cáo được tối ưu:
- Mô tả kĩ khách hàng mục tiêu đã nghiên cứu ở trên bằng khu vực, nhân khẩu học, hành vi, sở thích để bó hẹp tệp khách hàng dưới 1 triệu người. (Có thể nhiều hơn nếu khu vực rộng)
- Nên đặt lịch kết thúc chiến dịch, Facebook sẽ tối ưu tốt hơn.
- Nên dành một lượng ngân sách nhất định cho việc test A/B để so sánh độ hiệu quả giữa các bài viết và tệp khách hàng.
Bước 4: Đánh giá chiến dịch
Bước này nên làm trong quá trình quảng cáo và sau quảng cáo để không lãng phí tiền quảng cáo.
Sau khi đã test A/B, lọc ra nội dung và target được cho là hiệu quả nhất.
Khi lọc giữ lại các chiến dịch cho ra doanh thu và lợi nhuận và tối ưu thêm
Cần phải theo dõi chiến dịch hàng ngày, xem facebook phân phối quảng cáo ở đâu, khu vực nào, thiết bị di động hay máy tính.
So sánh và đánh giá dự trên các chỉ số thực tế như tương tác comment đơn hàng, … Qua đó bạn có thể ép quảng cáo ở những nơi tiềm năng nhất
Bước 5: Chăm sóc khách hàng
Sau khi đã thuyết phục khách hàng mua hàng thì bạn hãy chăm sóc khách hàng thật tốt để biến họ thành khách hàng trung thành và tận dụng được Marketing truyền miệng.
Xem thêm: Tư vấn và Đào tạo doanh nghiệp
APEXCORP – CHUYÊN GIA TƯ VẤN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH & QUẢN TRỊ
Trụ sở: 88A Nguyễn Trọng Tuyển, P.8, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
Văn phòng tư vấn: Business Center, Masteri Thảo Điền, P. Thảo Điền, Tp. Thủ Đức, HCM
Hotline: 0903 25 55 25
Email: info@apex.edu.vn
Website: apex.edu.vn
Fanpage: Bác sỹ doanh nghiệp Dr Biz