Mỗi cuộc khủng hoảng xảy ra đều để lại ảnh hưởng tâm lý lâu dài cho khách hàng. COVID-19 cũng đã ảnh hưởng nhiều đến các quốc gia trên toàn thế giới. Biện pháp được áp dụng nhiều nhất để tránh sự lây lan đó chính là giãn cách xã hội. Sau khi chỉ thị này được phát đi đã thay đổi khá nhiều về nhu cầu cũng như hành vi của người tiêu dùng. Và nó tác động mạnh mẽ tới việc các thương hiệu cần xây dựng chiến lược marketing để phù hợp nhất theo xu hướng thị trường.
Vậy các chiến lược Marketing bền vững sẽ phát triển như thế nào với thực trạng phải giãn cách xã hội như hiện nay?
1 – Dự đoán nhu cầu của người tiêu dùng
Giãn cách xã hội có thể dẫn đến căng thẳng, buồn chán, lo lắng và cảm giác cô đơn. Điều quan trọng là xác định nhu cầu của người tiêu dùng cá nhân và giải quyết chúng trước khi nó trở thành một vấn đề.
Ví dụ
Khi các trường học và văn phòng đóng cửa, cha mẹ sẽ khó làm việc tại nhà vì phải trông con cái của họ. Vì vậy, Audible, một dịch vụ sách nói của Amazon, hiện đang cung cấp dịch vụ phát trực tuyến miễn phí các câu chuyện để giải trí, giảng dạy và thu hút trẻ em trong khi trường học vẫn đóng cửa.
2 – Tận dụng công nghệ
Hiện tại các doanh nghiệp đang gặp phải vấn đề lớn. Khi mà vừa phải đáp ứng được nhu cầu của khách hàng vừa phải đưa ra những dịch vụ tốt nhất dành cho khách hàng trong sự giãn cách xã hội bắt buộc.
Các tổ chức, đặc biệt là những thương hiệu thương mại điện tử. Đang phải chịu gánh nặng quá lớn với lượng đơn đặt hàng trực tuyến tăng cao, hàng dự trữ cạn kiệt. Ưu tiên các mặt hàng thiết yếu và đảm bảo sức khỏe của nhân viên và khách hàng.
Ví dụ
Chúng ta có Amazon đã thực hiện nhiều biện pháp để hỗ trợ khách hàng, nhân viên và cộng đồng. Từ việc tăng cường thuê dịch vụ thực hiện và giao hàng đến đảm bảo giá cả hợp lý. Điều chỉnh giờ mua sắm cho khách hàng cao cấp và điều chỉnh giao hàng và hậu cần để ưu tiên các yếu tố cần thiết.
Amazon đang cố gắng đáp ứng các yêu cầu của khách hàng. Khách hàng cũng có thể chọn tùy chọn ‘Giao hàng không cần giám sát’ để tránh phải liên hệ với các đại lý giao hàng. Amazon cũng đã cam kết tặng 250.000 mặt hàng thiết yếu cho các bệnh nhân bị cách ly ở Seattle. Ngoài ra, Amazon Care sẽ nhận và cung cấp các bài kiểm tra COVID-19 ở khu vực Seattle, theo báo cáo của CNBC.
Có thể thấy, trong tình hình dịch. Khách hàng không thể đến được điểm bán. Do vậy các doanh nghiệp cần tạo ra các cộng đồng ảo. Những dịch vụ trên nền tảng số để có thể đưa những sản phẩm phục vụ nhu cầu của khách hàng nhanh nhất. Để làm được điều này thì mỗi công ty đều phải dựa vào những hiểu biết về công cụ. Tận dụng công nghệ thông tin để có thể đưa ra được những ý tưởng một cách sáng tạo.
»»» Xem thêm: Nguyên tắc xây dựng chiến lược kinh doanh thành công
3 – Có mặt trên các nền tảng số
Khi mọi người ở nhà, thời gian dành cho thiết bị di động và các nền tảng trực tuyến của họ đã tăng lên. Họ đang dành nhiều thời gian hơn trên các nền tảng phát trực tuyến OTT để giải trí. Mạng xã hội để kết nối với thế giới bên ngoài, các cổng thương mại điện tử để mua sắm,…
Các doanh nghiệp đang nhận thấy sự thay đổi hành vi đáng kể từ những khách hàng của mình. Tỷ lệ doanh thu trên các sàn thương mại điện tử hiện nay đang được đo đếm ngang bằng với doanh thu của các ngày lễ lớn như Black Friday trên toàn thế giới. Tính riêng ở Đông Nam Á, Shopee đã thu về 35,4 tỷ đô USD. Chiếm hơn 57% thị trường giao dịch thương mại số Đông Nam Á trong năm 2020 khi thời điểm dịch nổ ra.
Bởi vậy, các doanh nghiệp cần cân nhắc và phân bổ ngân sách cho các chiến dịch quảng cáo phù hợp và tiếp cận người tiêu dùng ở nơi họ hoạt động tích cực nhất: Facebook, Instagram, Twitter và Pinterest hay ngay cả Google.
Theo nghiên cứu tháng 11/2020 từ Smartly.io. 52% nhà tiếp thị bán lẻ cho biết họ sẽ chi tiêu nhiều hơn cho quảng cáo trên mạng xã hội so với năm 2019. Và 50% dự định chi ít nhất một nửa ngân sách tiếp thị hàng năm cho quảng cáo trên mạng xã hội trong tương lai. Và trong tình hình dịch bệnh chưa có dấu hiệu giảm nhẹ như trong năm 2021. Các chỉ thị giãn cách xã hội vẫn được đưa ra thì con số này sẽ chỉ tăng lên. Và quảng cáo trên mạng xã hội trở thành trọng tâm chính của các thương hiệu bán lẻ.
4 – Tập trung vào trải nghiệm khách hàng hơn bao giờ hết
Trong thời điểm lo lắng như thế này, các thương hiệu phải tập trung vào việc tạo niềm tin cho khách hàng. Bằng cách cung cấp cho họ các phương án để đối phó với tình huống. Cung cấp thông tin phù hợp và vượt xa hơn nữa để giúp khách hàng. Đồng cảm và ưu tiên trải nghiệm của khách hàng. Sẽ giúp thương hiệu nổi bật và giúp bạn xây dựng cơ sở khách hàng trung thành.
Những “gã khổng lồ” công nghệ, Facebook, Google, Microsoft, Twitter, LinkedIn, Reddit và YouTube. Đã chung tay hỗ trợ và làm việc cùng nhau để giúp các chính phủ lan tỏa thông điệp về dịch bệnh bằng sức mạnh công nghệ và tài chính của họ. Đồng thời cũng hỗ trợ các nhà khoa học nghiên cứu để phát triển một phương pháp chữa trị. Họ cũng đã đưa ra một tuyên bố chung để giúp chống lại gian lận và thông tin sai lệch.
Theo các chuyên gia đây là một cách làm có thể sẽ khiến các doanh nghiệp mất thêm một khoản chi phí nữa. Bởi các doanh nghiệp sẽ phải đầu tư vào các hoạt động để đảm bảo rằng. Khách hàng sẽ có những trải nghiệm tốt nhất trong thời kỳ dịch bệnh này. Khoảng 70% khách hàng sẽ “trung thành” với thương hiệu của bạn nếu họ nhận được một trải nghiệm tốt và một sự chăm sóc tuyệt vời.
5 – Chuyển đổi mục đích hướng tới của thương hiệu
Các biện pháp kiểm dịch và giãn cách xã hội có thể giúp giữ cho mọi người an toàn và khỏe mạnh. Nhưng câu hỏi đặt ra rằng: “Làm sao để đưa sản phẩm của bạn đến cho người tiêu dùng?”.
Điều quan trọng mà các marketers phải chú ý trong thời dịch là các hoạt động. Nội dung thu hút và giải trí mọi người. Trong những thời điểm này, nếu các nhà tiếp thị có thể tìm ra những cách thức sáng tạo. Để đảm bảo dịch vụ của họ đến tay khách hàng. Thì đó sẽ là một bước tiến dài trong việc xây dựng các mối quan hệ lâu bền với khách hàng.
Các doanh nghiệp sẽ phải thay đổi mục đích của thương hiệu như thế nào? Thay vì thu lại lợi nhuận và bán sản phẩm. Các doanh nghiệp nên chuyển hướng sang việc hỗ trợ người tiêu dùng. Vượt qua khủng hoảng dịch bệnh, cung cấp thông tin cho họ.
Ví dụ
Khi ở nhà, con người sẽ có xu hướng tương tác và tìm kiếm nhiều ứng dụng thể dục. Để giúp giữ dáng khi ở nhà. Ứng dụng giáo dục để hỗ trợ học tập, ứng dụng trò chơi để thu hút mọi người.
Và để hỗ trợ khách hàng nói riêng và cộng đồng nói chung. Vogue đã cung cấp quyền truy cập miễn phí trong ba tháng đối với tất cả các đầu sách kỹ thuật số của mình. Bao gồm cả một số phát hành miễn phí các ấn phẩm đặc biệt, các phiên bản giới hạn.
Có thể thấy, nhận ra việc thay đổi hành vi của người tiêu dùng. Và đề nghị giúp đỡ là điều phù hợp nhất mà các doanh nghiệp nên làm.
Các chiến lược marketing sẽ có những cái nhìn khác biệt trong thời kỳ này. Các nhà marketer sẽ tăng cường vào việc tạo ra những trải nghiệm số (digital) tốt nhất dành cho khách hàng. Các CMO (giám đốc tiếp thị) dành thời gian này để xây dựng các chiến lược kỹ thuật số (digital marketing). Được tối ưu hoá từ đầu đến cuối sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh rất lớn. So với những CMO chỉ đơn giản là điều chỉnh các chiến lược sự kiện trực tiếp của họ thành các chiến lược ảo.
Ngoài ra, hơn bao giờ hết, phương pháp marketing khác cũng đang được ứng dụng. Đó là mở rộng và giữ chân khách hàng. Trong khi các chương trình thu hút khách hàng có thể bị gặp thất bại. Các nhà tiếp thị nhận ra rằng việc tập trung vào việc giữ cho khách hàng hiện tại của họ hài lòng và thành công sẽ đưa doanh nghiệp vượt qua giai đoạn này.
Lời kết
Trên đây là những hướng đi dành cho các chiến lược Marketing bền vững mà Apexcorp muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích. Giúp cho bạn có thể phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp của mình trong thời kỳ Covid-19.
APEXCORP – Chuyên gia tư vấn doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh
- Trụ sở: 88A Nguyễn Trọng Tuyển, P.8, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
- Văn phòng tư vấn: Khu dân cư cao cấp Masteri Thảo Điền, P. Thảo Điền, Quận 2, TP. HCM
- Hotline: 0903 25 55 25
- Email: info@apex.vn