Hotline

0903 25 55 25

TƯ VẤN VÀ ĐÀO TẠO DOANH NGHIỆP

Apexcorp đã liên tục xây dựng, phát triển để trở thành một thương hiệu tư vấn và đào tạo chuyên nghiệp từ năm 2014. Khách hàng mục tiêu của Apexcorp là các doanh nghiệp vừa & nhỏ ngành hàng tiêu dùng thiết yếu đang gặp khó khăn về kinh doanh và quản trị.

TƯ VẤN VÀ ĐÀO TẠO DOANH NGHIỆP

Khách hàng mục tiêu của Apexcorp là các doanh nghiệp vừa & nhỏ ngành hàng tiêu dùng thiết yếu, đang gặp khó khăn về kinh doanh và quản trị.

Chiến lược đầu tư: Khái niệm và quy trình xây dựng theo 4 bước

Để doanh nghiệp đạt được mức tăng trưởng cao trong lợi nhuận. Bên cạnh các hoạt động sản xuất và kinh doanh thì việc xây dựng một chiến lược đầu tư thông minh và phù hợp là cần thiết mà bất kể một nhà quản trị nào cũng cần quan tâm. Một chiến lược có vai trò quan trọng sẽ luôn đảm bảo doanh nghiệp tạo ra được khoản lợi nhuận. Để phục vụ mục đích duy trì và phát triển kinh doanh tối ưu.

Apexcorp sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về khái niệm chiến lược đầu tư. Nội dung cơ bản của một chiến lược và quy trình xây dựng một chiến lược hiệu quả. Cùng các chuyên gia tìm hiểu trong bài viết sau.

Khái niệm về chiến lược đầu tư

Chiến lược đầu tư

Chiến lược đầu tư (Invesment Strategy) được hiểu là các nguyên tắc, hành vi được thiết kế. Để giúp cho các nhà đầu tư có thể lựa chọn các danh mục đầu tư một cách chính xác. Từ đó mang lại lợi nhuận tối ưu cho nhà quản trị. Việc xây dựng chiến lược đầu tư được hình thành dựa trên mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro hay nhu cầu vốn trong tương lai.

Hầu hết các nhà đầu tư đều lựa chọn việc chấp nhận rủi ro ở một số lựa chọn nào đó. Để đánh đổi kỳ vọng thu được lợi nhuận cao hơn. Ví dụ:

Một nhân viên văn phòng đi làm nhân viên bình thường và nhận được mức lương hàng tháng là 15 triệu đồng. Trừ đi tất cả các khoản chi phí sinh hoạt hàng ngày thì nhân viên này còn dư 5 triệu đồng/tháng.

Lúc này nhân viên quyết định đầu tư vào thị trường chứng khoán. Để hy vọng có thể kiếm lời từ khoản tiền bỏ ra ban đầu. Đây là một chiến lược khôn ngoan nhưng cũng đầy rủi ro. Khi thị trường chứng khoán bị biến động gây bất lợi cho người tham gia.

Xem thêm: Chiến lược chi phí thấp là gì? Các yếu tố cần có để triển khai hiệu quả

Các loại chiến lược đầu tư

Các loại chiến lược đầu tư thường được các nhà đầu tư lựa chọn bao gồm chiến lược thận trọng và chiến lược có tính tích cực cao. Trong đó, các kế hoạch đầu tư thận trọng phản ánh cho các khoản đầu tư an toàn. Mang lại lợi nhuận ổn định và ít gặp phải rủi ro.

Kế hoạch đầu tư tích cực thường đề cập đến các khoản đầu tư mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên rủi ro gặp phải là vô cùng lớn, ví dụ như đầu tư cổ phiếu, trái phiếu hay quyền chọn…

So với các khoản đầu tư mang tính thận trọng, ổn định. Thì có rất nhiều nhà đầu tư lớn lại lựa chọn các kế hoạch đầu tư mang tính tích cực. Bởi vì các khoản đầu tư này thường có thời gian triển khai dài hơn. Một số nhà đầu tư có kinh nghiệm thường hay lựa chọn đầu tư vào các loại cổ phiếu riêng lẻ và tạo ra các danh mục đầu tư. Dựa theo từng phân tích về biến động giá cổ phiếu của từng công ty.

Nội dung cơ bản của một chiến lược đầu tư

Chiến lược đầu tư

Nội dung cơ bản của một chiến lược đầu tư được thể hiện qua các nội dung như sau:

  • Các quan điểm về vị trí của các chiến lược đối với sự phát triển của doanh nghiệp. So với các hoạt động sản xuất kinh doanh.
  • Quan điểm về sự kết hợp mang tính dài hạn giữa các lợi ích của doanh nghiệp trong đầu tư. Và các lợi ích giữa doanh nghiệp và nhà nước.
  • Tính phù hợp giữa chiến lược với triết lý kinh doanh của tổ chức.
  • Xác định mục tiêu của chiến lược là gì: Chiếm lĩnh thị trường, doanh thu tối đa, cải thiện sản phẩm…mục tiêu là dài hạn hay ngắn hạn? Chiến lược để phục hồi suy thoái hay phát triển doanh nghiệp.
  • Xác định trình độ công nghệ hiện tại với dự án đầu tư.
  • Lựa chọn mô hình tổ chức kinh doanh và liên kết trong chiến lược.
  • Xây dựng, mở rộng hay cải tạo cơ sở sản xuất.

Quy trình xây dựng chiến lược đầu tư hiệu quả

Chiến lược đầu tư

Để xây dựng chiến lược đầu tư mang lại hiệu quả kinh doanh tốt nhất cho doanh nghiệp. Bạn cần triển khai theo 4 bước như sau.

  • Bước 1: Tiến hành điều tra và nghiên cứu, dự báo về nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ trong khoảng thời gian tiếp theo của thị trường. Tìm hiểu phương hướng phù hợp để giúp phát triển kinh tế đất nước nhằm mục đích vận dụng vào trong việc xây dựng chiến lược.
  • Bước 2: Sau khi đã có những dự báo về xu hướng thị trường, doanh nghiệp cần phải đánh giá. Nhìn nhận lại khả năng hiện tại của doanh nghiệp là như thế nào, điểm mạnh cũng như điểm yếu trong phát triển kinh doanh của công ty là ra sao. Từ đó nắm bắt rõ hơn trong việc lựa chọn chiến lược phù hợp.
  • Bước 3: Tiến hành xây dựng chiến lược kinh doanh cho sự phát triển của doanh nghiệp dựa theo các mục tiêu đề ra. Trong đó quan trọng nhất là chiến lược sản phẩm và chiến lược thị trường.
  • Bước 4: Dựa theo chiến lược kinh doanh tổng thể đã được xác định ở bên trên, doanh nghiệp tiến hành thiết lập chiến lược đầu tư. Bao gồm các mục tiêu chủ chốt, giải pháp, quan điểm cơ bản và các danh mục đầu tư theo dự kiến cùng với các tiến độ thực hiện chiến lược.

Lời kết

Có thể thấy rằng việc xây dựng các chiến lược sẽ giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp. Dễ dàng nhìn nhận ra các cơ hội đầu tư mang lại lợi nhuận cao. Đồng thời loại bỏ đi các danh mục đầu tư kém chất lượng. Càng hiểu rõ hơn về mục tiêu và định hướng phát triển của mình. Các doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định đầu tư tốt hơn sao cho phù hợp với kỹ năng và năng lực thực hiện mà mình sở hữu.

Bài viết Apexcorp chia sẻ trên đây đã giúp bạn nắm vững kiến thức về khái niệm chiến lược đầu tư. Các nội dung cơ bản của một chiến lược cũng như quy trình xây dựng chiến lược đầu tư hiệu quả. Điều này sẽ giúp bạn thực hiện một kế hoạch đầu tư dài hạn và khai thác sinh lời dễ dàng trong tương lai.

APEXCORP – Chuyên gia tư vấn xây dựng chiến lược kinh doanh

Trụ sở: 88A Nguyễn Trọng Tuyển, P.8, Quận Phú Nhuận, TP.HCM

Văn phòng tư vấn: Khu dân cư cao cấp Masteri Thảo Điền, P. Thảo Điền, Quận 2, TP. HCM

Hotline: 0903 25 55 25

Email: info@apex.vn

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

GỬI BÌNH LUẬN CỦA BẠN

    Contact