Hotline

0903 25 55 25

TƯ VẤN VÀ ĐÀO TẠO DOANH NGHIỆP

Apexcorp đã liên tục xây dựng, phát triển để trở thành một thương hiệu tư vấn và đào tạo chuyên nghiệp từ năm 2014. Khách hàng mục tiêu của Apexcorp là các doanh nghiệp vừa & nhỏ ngành hàng tiêu dùng thiết yếu đang gặp khó khăn về kinh doanh và quản trị.

TƯ VẤN VÀ ĐÀO TẠO DOANH NGHIỆP

Khách hàng mục tiêu của Apexcorp là các doanh nghiệp vừa & nhỏ ngành hàng tiêu dùng thiết yếu, đang gặp khó khăn về kinh doanh và quản trị.
Trang chủDoanh nhânCEO là gì? 5 bí quyết xây dựng thương hiệu cá nhân cho CEO

CEO là gì? 5 bí quyết xây dựng thương hiệu cá nhân cho CEO

CEO là gì? Một CEO không chỉ cần những tố chất cần thiết như thông minh, vượt khó cao. Có óc tư duy chiến lược, tính cách nhanh nhạy, mạnh mẽ, kiên nhẫn, quyết đoán, có thần thái, uy lực của người chỉ huy, luôn cập nhật kiến thức quản trị mới, tự đào sâu, tự tìm tòi nghiên cứu… Đây được ví như một quá trình học tập không ngừng nghỉ.

Tuy nhiên, bên cạnh đó để có thể dẫn dắt công ty thành công thì việc xây dựng thương hiệu cá nhân đóng vai trò rất quan trọng đối với CEO. Hãy cùng Apexcorp tìm hiểu CEO là gì? Bí quyết nào sẽ giúp xây dựng thương hiệu cá nhân cho CEO trong bài viết dưới đây.

1, CEO là gì hay Giám đốc điều hành là gì?

CEO là gì

Trước tiên chúng ta cần hiểu CEO là gì?

CEO là viết tắt Tiếng Anh của Chief Executive Officer, có nghĩa là giám đốc điều hành, giữ trách nhiệm thực hiện những chính sách của hội đồng quản trị. Đây là chức vụ điều hành cấp cao nhất trong một tập đoàn hoặc tổ chức. Giám đốc điều hành có trách nhiệm cho sự thành công chung của toàn bộ tổ chức. CEO có quyền quyết định cuối cùng để đưa ra quyết định cuối cùng cho một công ty.

CEO có trách nhiệm chung trong việc tạo lập, lập kế hoạch, thực hiện và tích hợp định hướng chiến lược kinh doanh của một tổ chức nhằm đáp ứng các mục tiêu tài chính của họ. Điều này bao gồm trách nhiệm đối với tất cả các thành phần và bộ phận của doanh nghiệp.

Giám đốc điều hành đảm bảo rằng sự lãnh đạo của tổ chức duy trì nhận thức liên tục về cả cảnh quan cạnh tranh bên ngoài và bên trong, cơ hội mở rộng, khách hàng, thị trường, phát triển và tiêu chuẩn ngành mới. CEO có thể đưa ra quyết định khó khăn dựa trên nhu cầu, giá trị và mục tiêu của công ty.

Tùy thuộc vào quy mô của tổ chức, CEO thường báo cáo cho Hội đồng quản trị. Nếu CEO cũng là người sáng lập công ty hoặc chủ sở hữu cổ đông hay chính là chủ sở hữu, Hội đồng quản trị phần lớn đóng vai trò tư vấn cho CEO.

2. Năm Bí quyết xây dựng thương hiệu cá nhân cho CEO

2.1. Xây dựng thương hiệu của riêng CEO với phong cách riêng

Những CEO giỏi nhất có khả năng dùng phẩm chất cá nhân thực thụ. Để thu hút sự chú ý của công chúng cho doanh nghiệp của họ. Chẳng hạn, Steve Jobs của Apple được biết đến như một CEO cứng rắn đối với nhân viên. Có những bài thuyết trình đầy năng lượng và là một người theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo. Đó là những phẩm chất cho biết Jobs là ai. Và Jobs cũng không hề cố tỏ ra là mình có những phẩm chất đó. Một thương hiệu cá nhân của CEO giúp tạo ra sức hút đối với người tiêu dùng. Và khiến họ quan tâm hơn tới sản phẩm và dịch vụ của công ty.

Thương hiệu cá nhân của lãnh đạo doanh nghiệp thể hiện: phát ngôn, hành động. Cử chỉ / thái độ, bên cạnh đó người CEO cũng không nên bỏ qua yếu tố hình thức như trang phục. Một bộ quần áo không chỉn chu trong một sự kiện trang trọng cũng có tác động xấu đến hình ảnh của cá nhân CEO và doanh nghiệp.

2.2. Kỹ năng xây dựng đội ngũ các nhân viên

Nếu CEO cho phép nhân viên chia sẻ cởi mở thông điệp của CEO với công chúng. CEO có thể sẽ mất dần đi quyền kiểm soát, nhưng cái đạt được lại là một lực lượng đại sứ thương hiệu hùng hậu.

Tony Hsieh, CEO của hãng bán lẻ trực tuyến Zappos, là một ví dụ điển hình về việc khuyến khích mọi nhân viên có tài khoản Twitter và kết nối với khách hàng. Hsieh muốn khách hàng trải nghiệm thương hiệu Zappos thông qua chính những con người làm việc cho Zappos. Mỗi nhân viên đều có quyền lợi trong thành công của CEO, bởi thế tốt hơn hết là CEO nên tạo ra quyền năng cho nhân viên, thay vì kìm hãm họ.

Trong thời gian đảm nhiệm chức CEO của Google. Eric Schmidt đã phát triển nhiều nhân tài trong “đế chế” tìm kiếm này. Bao gồm Marissa Mayer, người hiện đang đứng đầu các dịch vụ định vị. Giờ thì Schmidt có thể “rảnh tay” tập trung vào nhiệm vụ thúc đẩy công ty tiến lên phía trước. Vì những cấp dưới tài năng thừa sức giúp ông có một hình ảnh tốt trong mắt công chúng.

2.3. Tận dụng tối đa chức danh CEO

CEO là gì

Giới truyền thông muốn trò chuyện với CEO của các công ty hơn bất kỳ ai khác trong các công ty đó. Bởi vậy, CEO được khuyến nghị là nên sử dụng chức danh của mình để quảng bá doanh nghiệp ở mức nhiều nhất có thể.

Một ví dụ về CEO biết tận dụng chức danh và thương hiệu uy tín của bản thân là CEO Howard Schultz của hãng cà phê Starbucks. Schultz đã viết nhiều cuốn sách và bài báo nói về mọi vấn đề, từ nền kinh tế, tới chính trị, và công việc làm ăn của ông. Cách làm này khiến công chúng luôn quan tâm tới những gì ông nói.

2.4. Trở thành một người đi đầu về các ý tưởng

Càng giới thiệu rộng rãi được các ý tưởng của mình bao nhiêu. Một vị CEO càng chuẩn bị được tư thế sẵn sàng để thu được lợi ích từ các ý tưởng đó bấy nhiêu. Bà Nguyễn Thị Phương Thảo là Tổng giám đốc Hãng hàng không VietJet là người như vậy. Bà đã đưa ý tưởng về hãng hàng không giá rẻ vào thị trường Việt Nam. Vào thời điểm tại nước ta chưa có một hãng hàng không giá rẻ nào.

2.5. Sử dụng mạng xã hội một cách thông minh

Mạng xã hội đã thay đổi căn bản cách xã hội tiếp nhận và xử lý thông tin. Người ta vào mạng nhiều hơn, vào mạng qua thiết bị di động nhiều hơn, thông tin lan truyền với tốc độ nhanh chóng và hơn hết mọi người dành rất nhiều thời gian trên mạng xã hội. Các CEO cần tận dụng mạng xã hội trong việc xây dựng thương hiệu cá nhân. Các CEO nên tạo hồ sơ cá nhân trên các trang web xã hội như Facebook, Instagram, Twitter và YouTube,… phù hợp với phong cách của mình.

Các thông tin trong hồ sơ cá nhân, các thông điệp và “tiếng nói” của mình. Nhất quán với nhau giữa các tài khoản trên các mạng xã hội khác nhau. Sự nhất quán không chỉ giúp nhà lãnh đạo thể hiện tính chuyên nghiệp. Trong việc xây dựng thương hiệu cá nhân. Mà còn giúp tăng khả năng xuất hiện và thứ tự xếp hạng trong các trang web tìm kiếm thông tin như Google.

»»» Xem thêm: Tìm hiểu các kỹ năng quan trọng trong đào tạo LEADERSHIP

3. Yêu cầu cơ bản để trở thành một CEO

CEO là gì

Kiến thức đa lĩnh vực

Đây là một yếu tố thiết yếu, CEO là người phải có tầm nhìn tổng quan và xa đối với mọi thứ. Vì thế yêu cầu họ phải tích lũy một khối lượng lớn kiến thức, không chỉ chuyên môn của mình mà còn ở nhiều lĩnh vực khác.

Nền tảng về khoa học quản trị

được coi như là nền móng cơ bản để trở thành một nhà điều hành xuất sắc. Không chỉ phải lĩnh hội được tất cả các kiến thức về quản trị khi được đào tạo. Mà còn phải thường xuyên tự nghiên cứu, tìm tòi, cập nhật, học hỏi không ngừng nghỉ các kiến thức mới trong lĩnh vực này. Để có thể bắt kịp với xu hướng quản trị và điều hành công ty một cách có hiệu quả nhất.

Kinh nghiệm, kĩ năng

Không chỉ là kinh nghiệm, kĩ năng chuyên môn. Mà người điều hành phải là một người dày dạn vốn sống, thông hiểu về việc đối nhân xử thế. Vì vậy, muốn trở thành một CEO để có thể tổ chức, điều hành, quản lý tốt một tập thể lớn. Thì bạn phải va chạm, trải nghiệm, thử thách bản thân ở nhiều lĩnh vực. Nhiều môi trường, hoàn cảnh khác nhau.

Chịu được áp lực, sức khỏe tốt

CEO là người phải làm việc dưới rất nhiều áp lực. Vì một sức khỏe tốt và một tinh thần thép là hai yếu tố quan trọng giúp họ có thể vượt qua những khó khăn, thách thức, làm tốt vai trò của mình.

Tố chất bẩm sinh

Để trở thành một CEO thành công, một nhà điều hành chuyên nghiệp, xuất sắc. Ngoài việc phải được đào tạo, học tập bài bản có định hướng, thì tố chất bẩm sinh là một điều kiện cực kì quan trọng. Vì thế không phải ai cũng có thể làm CEO. Các tố chất thường có ở một CEO thành công là. Chỉ số thông minh (IQ), chỉ số cảm xúc (EQ), tư duy khoa học. Khả năng quan sát, tổng hợp, phân tích, hệ thống, sáng tạo. Tính cách nhanh nhạy, quyết đoán. Có thần thái uy lực của một người cầm quyền.

Tham khảo dịch vụ: Đào Tạo Lãnh Đạo Và Quản Lý

Lời kết

Như vậy trên đây là toàn bộ những chia sẻ của Apexcorp về cái nhìn tổng quan CEO là gì? Cũng như những cách để xây dựng thương hiệu cá nhân cho CEO hiệu quả nhất.

APEXCORP – Chuyên gia tư vấn xây dựng chiến lược kinh doanh

  • Trụ sở: 88A Nguyễn Trọng Tuyển, P.8, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
  • Văn phòng tư vấn: Khu dân cư cao cấp Masteri Thảo Điền, P. Thảo Điền, Quận 2, TP. HCM
  • Website: https://apex.edu.vn/dao-tao-doanh-nghiep-1/
  • Hotline: 0903 25 55 25
  • Email: info@apex.vn

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

GỬI BÌNH LUẬN CỦA BẠN

    Contact