Hotline

0903 25 55 25

TƯ VẤN VÀ ĐÀO TẠO DOANH NGHIỆP

Apexcorp đã liên tục xây dựng, phát triển để trở thành một thương hiệu tư vấn và đào tạo chuyên nghiệp từ năm 2014. Khách hàng mục tiêu của Apexcorp là các doanh nghiệp vừa & nhỏ ngành hàng tiêu dùng thiết yếu đang gặp khó khăn về kinh doanh và quản trị.

TƯ VẤN VÀ ĐÀO TẠO DOANH NGHIỆP

Khách hàng mục tiêu của Apexcorp là các doanh nghiệp vừa & nhỏ ngành hàng tiêu dùng thiết yếu, đang gặp khó khăn về kinh doanh và quản trị.
Trang chủChiến lượcCÁCH VIẾT BÀI PR SẢN PHẨM THU HÚT KHÁCH HÀNG

CÁCH VIẾT BÀI PR SẢN PHẨM THU HÚT KHÁCH HÀNG

Bạn đang muốn viết bài PR sản phẩm để quảng cáo cho doanh nghiệp? Nhưng không biết cách viết sao cho hấp dẫn và thuyết phục được khách hàng? Bạn đã từng gặp phải những khó khăn và thất bại khi viết bài content PR? Bạn muốn tìm hiểu công thức viết bài PR theo chuẩn 2024? Nếu câu trả lời là có, hãy đọc tiếp bài viết dưới đây của Chuyên gia tư vấn Apexcorp. Bạn sẽ khám phá những bí quyết vàng giúp bạn viết bài PR thành công nhé!

1. Bài PR là gì?

PR là một loại hình truyền thông nhằm tạo dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp. Nó được xây dựng giữa cá nhân, tổ chức với công chúng. PR bao gồm nhiều hoạt động như tổ chức sự kiện, hội thảo, họp báo,…. Nhằm mục đích giới thiệu và quảng bá hình ảnh, thương hiệu, sản phẩm đến khách hàng một cách hiệu quả nhất. 

Riêng đối với bài PR sản phẩm, thường sẽ nhấn mạnh hơn về tính năng, lợi ích, giá cả, ưu điểm so với các sản phẩm khác…. Mục tiêu mà bài PR sản phẩm hướng đến đó là để thu hút sự chú ý và quan tâm từ khách hàng tiềm năng. Cũng như tăng uy tín và độ nhận diện thương hiệu doanh nghiệp.

Xem thêm Tư vấn chiến lược kinh doanh

2. Điều gì khiến cho bài PR sản phẩm thất bại?

Viết bài PR sản phẩm không phải là một công việc dễ dàng. Nhiều người đã gặp phải những khó khăn và sai lầm. Khiến cho bài viết không đạt được hiệu quả mong muốn. Dưới đây là 6 nguyên nhân phổ biến dẫn đến bài PR sản phẩm thất bại

2. 1 Nội dung bài viết

Đối với bất cứ hoạt động nào liên quan đến viết lách. Bạn hãy luôn đề cao quan điểm nội dung là Vua. Bởi lẽ nội dung là yếu tố thành công then chốt. Nó quyết định sự thành công hay thất bại của bất kỳ chiến dịch marketing nào. Chứ không riêng gì bài viết PR. 

Nếu nội dung quá dài dòng, khô khan, lặp đi lặp lại, thiếu sáng tạo. Hoặc không liên quan đến sản phẩm, bạn sẽ khiến người đọc cảm thấy nhàm chán, không muốn đọc tiếp. Ngược lại, nếu quá sơ sài, thiếu thông tin hoặc không có lập luận thuyết phục. Khả năng truyền tải thông điệp sẽ vô cùng thấp.

Do đó, bạn cần viết nội dung bài viết một cách cân đối, hấp dẫn, chính xác và có tính thuyết phục cao.

2.2 Thiếu một kế hoạch phát triển

Bài PR sản phẩm không phải là một công việc đơn lẻ. Mà là một phần trong chiến lược marketing tổng thể của doanh nghiệp.

Chính vì vậy, để góp phần cho sự thành công to lớn. Bạn cần có những kế hoạch cho từng bước đi nhỏ nhất. Hãy cố gắng nắm bắt và điều hành được nhiều công việc khác nhau. Như lên kế hoạch nội dung, quản lý nhân sự, biên tập và duyệt bài PR,… Đồng thời, xác định được các mục tiêu cụ thể. Các chỉ số đánh giá và thời hạn hoàn thành cho từng công việc trong kế hoạch phát triển.

2.3 Thiếu sự thấu hiểu lắng nghe

Bài PR không chỉ là một cách để bạn nói về sản phẩm. Mà còn là một cơ hội để bạn hiểu và lắng nghe khách hàng. Bạn cần nghiên cứu và phân tích thị trường, nhu cầu, mong muốn, vấn đề, khó khăn…. Những điều mà khách hàng tiềm năng đang gặp phải. 

Có thể nói, một sản phẩm, dịch vụ chỉ ra đời khi có người thật sự cần đến. Chính vì vậy, kể cả trong sáng tạo sản phẩm hay viết bài PR. Hiểu khách hàng luôn là điều bạn cần phải đặt để hàng đầu. Nếu không thì bạn sẽ gặp phải những thất bại không đáng có.

2.4 Thiếu tập trung vào đối tượng khách hàng trung thành

Khách hàng trung thành là nguồn lực quan trọng cho doanh số và truyền thông của sản phẩm của bạn. Nếu bỏ qua những người đã ủng hộ sản phẩm để chỉ tập trung vào những khách hàng mới. Điều đó sẽ khiến bạn mất đi nhiều cơ hội và gặp nhiều khó khăn.

2.5 Không có sự khiêm tốn

Trong bài viết PR sản phẩm, bạn hãy luôn nhớ rằng PR không đơn thuần chỉ là quảng cáo. Mà là bạn phải chứng minh về sản phẩm. Nó sẽ đem đến những lợi ích chân thực nhất đến khách hàng như thế nào? Chính vì vậy, nếu quá khoa trương, thổi phồng hoặc nói dối về sản phẩm. Bạn sẽ khiến người đọc cảm thấy hoài nghi và không tin tưởng vào bạn. 

Do đó, hãy thực sự khiêm tốn và trung thực khi viết bài PR. Bằng cách nêu rõ những điểm mạnh và điểm yếu sản phẩm. Cũng như cung cấp những bằng chứng, chứng nhận, đánh giá, phản hồi… từ các chuyên gia, cơ quan uy tín. Hoặc bằng chứng từ khách hàng thực tế để tăng sự tin cậy và niềm tin cho người đọc.

2.6 Không kiểm tra kĩ bài viết khi hoàn thành

Một sai lầm cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng khi viết bài PR sản phẩm. Đó là không kiểm tra kĩ bài viết khi hoàn thành. Bạn có thể đã viết một bài PR rất hay và hấp dẫn. Nhưng nếu bài viết gặp những lỗi chính tả, ngữ pháp, câu cú, định dạng, thậm chí là những từ ngữ phản cảm,…Vô hình trung sẽ làm giảm đi sự chuyên nghiệp và uy tín.

3. Công thức viết bài PR

Sau khi biết được những nguyên nhân dẫn đến bài PR sản phẩm thất bại. Bạn có thể tự hỏi làm sao để viết bài PR sản phẩm thành công. Đừng lo lắng, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn 3 công thức đơn giản. Bạn có thể áp dụng để viết bài PR sản phẩm một cách tối ưu nhất

Xem thêm Tư vấn xây dựng quy trình vận hành & quản trị

3.1 Viết bài PR theo công thức Strings

Strings là một trong những công thức phổ biến hiện nay, với lối liệt kê và tổng hợp giúp cho đối tượng đọc bài PR có được thông tin hữu ích nhất về sản phẩm hay công ty. Chính vì thế, văn phong trong công thức này luôn có sự mạch lạc, rõ ràng và khách quan nhất.

Share (Chia sẻ)

Chữ S đầu tiên trong STRINGS là Share – chia sẻ. Trong một bài viết liệt kê, tổng hợp, bạn cần cung cấp những thông tin, kiến thức hoặc kinh nghiệm hữu ích trong một lĩnh vực, ngành nghề nhất định (thường có liên quan đến sản phẩm, dịch vụ mà công ty kinh doanh) để người đọc nắm rõ hơn về vấn đề mà họ đang quan tâm.

Teach (Giảng dạy)

Chữ T thứ hai trong STRINGS là Teach – giảng dạy. Khi viết bài PR dạng này, bạn có thể cung cấp cho người đọc các kỹ năng và hướng giải quyết tối ưu nhất cho vấn đề mà họ quan tâm bằng cách cung cấp các chỉ dẫn chi tiết hoặc tài liệu tham khảo hữu ích.

Reward (Phần thưởng)

Chữ R thứ ba trong STRINGS là Reward – phần thưởng. Ngoài việc chia sẻ thông tin, kiến thức và kinh nghiệm hữu ích, doanh nghiệp còn phải mang đến các phần thưởng để khuyến khích họ thực hiện các hành động tiếp theo. Phần thưởng có thể là các chương trình tích điểm, giảm giá, trải nghiệm độc quyền, hoặc các ưu đãi hấp dẫn khác.

Intrigue (Kích thích tò mò)

Chữ I trong STRINGS là Intrigue – kích thích tò mò. Khơi gợi sự tò mò là cách hiệu quả nhất để bạn thu hút sự chú ý của khách hàng. Để làm được điều đó, bạn có thể lồng ghép vào nội dung những câu hỏi mở hoặc những câu chuyện thú vị. Từ đó, họ sẽ có hứng thú khi đọc nội dung và tìm hiểu thêm về sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp.

Generate (Xây dựng)

Chữ G trong STRINGS là Generate – xây dựng. Dù được triển khai theo công thức nào thì mục đích chính của một bài PR vẫn là gia tăng sự tương tác của khách hàng và tạo nên các hiệu ứng truyền thông mạnh mẽ để quảng bá về sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu. Từ đó, doanh nghiệp có thể xây dựng được hình ảnh tốt đẹp trong tâm trí khách hàng.

3.2 Viết bài PR theo công thức PAS

Có thể nói đây là công thức phổ biến hàng đầu trong mảng content PR bởi vì sự vừa nhấn mạnh được những thông tin cần thiết về sản phẩm, vừa thỏa mãn được những thắc mắc về nhu cầu sử dụng của khách hàng.

PAS là viết tắt của Problem (Vấn đề); Agitate (Diễn giải) và Solution (Giải pháp). Một trình tự PR vô cùng hoàn hảo.

P – Problem (Vấn đề): Bạn nêu ra vấn đề mà khách hàng tiềm năng đang gặp phải liên quan đến sản phẩm. Bạn cũng có thể dùng các câu hỏi, trích dẫn, câu chuyện, một số drama, câu chuyện nhức nhối… để làm cho vấn đề trở nên sống động, gần gũi và cuốn hút với người đọc.

A – Agitate (Diễn giải): Triển khai vấn đề và khuấy động tâm trí người đọc. Sử dụng những nghiên cứu, số liệu, thông báo từ những mặt báo, tổ chức lớn,…để diễn giải cho khách hàng biết vấn đề đó đang khiến cuộc sống của họ trở nên bất tiện hay khó khăn như thế nào.

S- Solution (Giải pháp): Hoàn thành bài viết PR bằng cách đưa ra giải pháp cho vấn đề đau đầu mà khách hàng gặp phải và khéo léo lồng ghép những lợi ích sản phẩm vào đó để thúc đẩy sự tò mò và mong muốn giải quyết vấn đề của khách hàng.

Có thể nói, cách viết này có cấu trúc rất logic và khoa học, song bạn cần xác định đúng tệp khách hàng mà doanh nghiệp mong muốn hướng đến để tạo được hiệu quả tốt nhất cho bài viết.

3.3 Viết bài PR theo công thức 3S

Sở dĩ công thức này có tên như vậy là bởi vì được viết tắt bởi 3 từ tiếng Anh có ký tự đầu tiên là chữ S: Star (Ngôi sao), Story (Câu chuyện), Solution (Giải pháp).

Xem thêm: Đào tạo Mini MBA thực chiến

Star (Ngôi sao): Đây sẽ là nhân vật chính, người anh hùng và là trọng tâm câu chuyện trong bài PR sản phẩm. Nhân vật này có thể là một influence, một doanh nhân nổi tiếng, một tấm gương nghèo vượt khó,…Nhưng tựu trung những con người này, thường sẽ có khả năng tích cực trong việc truyền cảm hứng và có sự liên quan mật thiết với sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp.

Story (Câu chuyện): Miêu tả những vấn đề mà ngôi sao phải đối mặt, những thăng trầm, niềm vui cũng như khó khăn, thử thách mà Ngôi sao đã phải trải qua, từ đó rút ra những gì, hoặc phải làm điều gì để thay đổi hoàn cảnh hiện tại và hướng đến cuộc sống tốt đẹp hơn,…

Solution (Giải pháp): Hãy cho biết nhân vật chính phía trên đã làm gì để vượt qua những khó khăn và đạt được mục tiêu của mình, dựa trên những gì bạn đã kể trong câu chuyện.

4. Cấu trúc bài PR sản phẩm

Để bài viết PR sản phẩm được tối ưu, việc áp dụng công thức là chưa đủ mà bạn cần phân chia rõ bố cục sao cho logic nhất. Bạn có thể tham khảo theo cấu trúc sau đây:

  • Tiêu đề: Cần đi đúng vào thông điệp, đối tượng, nhân vật chính trong bài viết. Ưu tiên sự ngắn gọn, kích thích người đọc nhấn vào bài viết. Đồng thời tối ưu tiêu đề chuẩn SEO có chứa từ khóa và dài khoảng 40 – 60 ký tự.
  • Mở bài: Giới thiệu sơ lược về sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp với độ dài khoảng 4 đến 5 dòng. Nội dung ở phần này cần tạo sự tò mò để thu hút khách hàng đọc tiếp những phần sau.
  • Thân bài: Đây là phần nội dung chính. Vì thế, bạn nên tập trung nói về chức năng, lợi ích, ưu điểm, thành phần,…của sản phẩm mà bạn đang muốn giới thiệu đến tay người tiêu dùng.
  • Kết bài: Tóm lược lại những lợi ích mà khách hàng có được khi mua sản phẩm.

Tổng kết

Với phần chia sẽ kiến thức thực chiến của chuyên gia tư vấn Apexcorp, hy vọng các bạn có thể cải thiện bài viết PR sản phẩm cũng như các bài viết cho cả một chiến dịch marketing. Hãy liên hệ với Apexcorp nếu bạn cần thêm sự trợ giúp từ đội ngũ chuyên gia tư vấn kinh doanh nhé.

Xem thêm: Đào tạo năng lực Lãnh đạo

APEXCORP – TƯ VẤN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH & QUẢN TRỊ

Trụ sở: 88A Nguyễn Trọng Tuyển, P.8, Quận Phú Nhuận, TP.HCM

Văn phòng tư vấn: Business Center, Masteri Thảo Điền, P. Thảo Điền, Tp. Thủ Đức, HCM

Hotline: 0903 25 55 25

Email: info@apex.edu.vn

Website: apex.edu.vn

Fanpage: Bác sỹ doanh nghiệp Dr Biz

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

GỬI BÌNH LUẬN CỦA BẠN